Tập thở ở người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính với 1 số cách sau

Tập thở ở người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một việc làm quan trọng, vì lúc đó các cơ quan hô hấp phải hoạt động nhiều hơn nhưng lại không được cung cấp đủ oxy nên rất mau mệt. Hãy cùng bác sĩ Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ tìm hiểu về các cách tập thở dành cho người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

1. Hiểu biết về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)

• Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh lý hô hấp mạn tính có đặc trưng là tắc nghẽn luồng khí thở ra không hồi phục hoàn toàn, liên quan tới phản ứng viêm bất thường của phổi với các phân tử hoặc khí độc hại trong đó khói thuốc đóng vai trò hàng đầu.
• Các yếu tố nguy cơ của bệnh: Hút thuốc là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất. Ngoài ra còn có yếu tố khác như: Ô nhiễm môi trường, nhiễm trùng đường hô hấp, yếu tố cá thể.
• Bệnh COPD được xếp vào hàng thứ 4 trong các nguyên nhân gây tử vong và thứ 12 trong các nguyên nhân gây tàn phế. Do vậy việc dự phòng và điều trị bệnh COPD là hết sức quan trọng.
• Triệu chứng và chẩn đoán: Người bệnh thường trên 40 tuổi tiền sử hút thuốc hoặc nghề nghiệp có tiếp xúc khói bụi. Người bệnh biểu hiện ho khạc đờm vào buổi sáng, khó thở khi gắng sức. Chẩn đoán xác định dựa vào đo chức năng hô hấp.

2. Điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

• Biện pháp dùng thuốc.
• Biện pháp không dùng thuốc, trong đó tập thở đóng vai trò quan trọng trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

3. Bài tập thở ở người bệnh bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

• Các động tác hít thở: Chuẩn bị không gian thoáng mát, một chiếc ghế bành tựa ở phía sau. Khi thực hiện động tác ngồi tư thế thẳng lưng, thoải mái, thả lỏng các cơ, hai chân đặt vuông góc với mặt đất, hai tay đặt lên đùi.

Bài tập thở chúm môi cho người bệnh phổi tác nghẽn mạn tính
Bài tập thở chúm môi cho người bệnh phổi tác nghẽn mạn tính

+ Tập thở chúm môi:

Hít vào bằng mũi (mím môi), thở ra từ từ bằng miệng chúm môi lại (giống huýt sáo)
• Thời gian hít vào bằng nửa thời gian thở ra. Khi hít vào và thở ra không cần quá gắng sức mà chỉ cần hít vừa sức.
• Tập mỗi ngày ít nhất 3 lần, mỗi lần 15 phút. Sau này có thể dùng cách thở này hàng ngày.

Bài tập thở bụng cho người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Bài tập thở bụng cho người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

+ Tập thở bụng:

  • Đặt 1 tay lên ngực, một tay đặt lên bụng. Hít vào bằng mũi (mím môi), bụng phình to ra. Thở ra từ từ bằng miệng chúm môi lại bụng xẹp xuống.
  • Thời gian hít vào bằng nửa thời gian thở ra.
  • Khi hít vào và thở ra không cần quá gắng sức.
  • Tập ít nhất 3 lần/ ngày mỗi lần 15 phút. Sau này khi đã quen có thể dùng cách thở này liên tục hàng ngày.

+ Tập thở bằng cách ho khạc chủ động:

• Chuẩn bị hít thở bụng và chúm môi kết hợp 5 nhịp trước và sau khi ho.
• Hít vào sâu sau đó ép ngực và bụng thở mạnh ra gằn hơi để kích thích ho.
• Nhờ người vỗ lưng mỗi khi ho đề giúp long đờm.
• Ho 3-5 lần hoặc khi mệt thì dừng lại.
• Ho khạc đến khi nào lấy được đờm ra thì ngưng.
• Mỗi ngày nên ho khạc đờm 1-2 lần ( buổi sáng và trước khi đi ngủ). Uống đủ nước để dễ khạc đờm.

+ Tập thở bằng cách vận động thể dục:

• Hàng ngày đi bộ nhanh ( đi bộ nhanh nhất có thể nhưng không được chạy, không cần gắng sức quá mức)
• Thời gian đi khoảng 30 phút, vào thời gian mát mẻ buổi sáng hoặc buổi tối, khu vực thoải mái thoáng mát và an toàn.

Để biết thêm thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ
Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ
Hotline: 1800 888 989

 

 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Tags :

Facebook
Twitter

Có thể bạn quan tâm

Tải ứng dụng Hồ sơ sức khỏe

Kết nối với bác sĩ trực tuyến, xem hồ sơ sức khỏe trực tuyến

Đánh giá bài viết

5/5

Dịch vụ Bệnh viện