Phẫu thuật thay khớp háng giúp 1 người bệnh nữ lấy lại khả năng vận động

Người bệnh nữ N.T.T (75 tuổi), nhập viện tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ trong tình trạng đau biến dạng đùi phải, không đi lại được sau khi trượt chân ngã.
Hình ảnh phim chụp trước và sau khi thay khớp háng
Hình ảnh phim chụp trước và sau khi thay khớp háng
Tại khoa Ngoại yêu cầu – Trung tâm khám chữa bệnh chất lượng cao. Người bệnh đã được thăm khám, chỉ định làm các cận lâm sàng cần thiết như chụp X-Quang, chụp cắt lớp vi tính. Kết quả cho thấy, người bệnh bị gãy liên mấu chuyển xương đùi phải. Sau khi hội chẩn, bác sĩ đã xác định không có khả năng bảo tồn cổ xương đùi và khớp háng.
Để khắc phục khả năng vận động cho người bệnh, biện pháp can thiệp được đưa ra là phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo.
Người bệnh đã được các bác sĩ khoa ngoại yêu cầu Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo bán phần chuôi dài, sau phẫu thuật 3 ngày người bệnh đã ngồi dậy tập vận động, sau 6 ngày tập đứng đi vài bước trong phòng, sau 8 ngày người bệnh đã ổn định và được xuất viện.
Người bệnh đã ổn định sau khi thay khớp háng
Người bệnh đã ổn định sau khi thay khớp háng

Phẫu thuật thay khớp háng là gì?

Phẫu thuật thay khớp háng (Hip Replacement Surgery) là quy trình cắt bỏ khớp háng do tổn thương bệnh lý và thay thế bằng khớp nhân tạo. Người bệnh có thể được phẫu
thuật thay khớp háng bán phần hoặc toàn phần. Thông thường, phẫu thuật này được chỉ định khi có tổn thương ở khớp háng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt, học tập và lao động của người bệnh.

Khi nào thì cần thay khớp háng?

Thường phẫu thuật thay khớp háng được thực hiện trên bệnh nhân bị:
– Hoại tử chỏm xương đùi.
– Gãy cổ xương đùi không có khả năng bảo tồn.
– Thoái hóa khớp háng nặng không đi được.
– Bệnh lý vùng cổ xương đùi như ung thư, …

Người bệnh sau khi thay khớp háng cần những lưu ý gì trong sinh hoạt?

Khớp háng nhân tạo dù tốt đến đâu cũng không thể bằng khớp háng thật và có chức năng hạn chế hơn khớp háng thật. Khớp háng nhân tạo chỉ giúp bệnh nhân hết đau và đi đứng tương đối bình thường. Để đảm bảo cho khớp háng nhân tạo hoạt động tốt, tuổi thọ của khớp được tối ưu, người thay khớp háng nhân tạo cần những lưu ý sau:
– Bệnh nhân sau khi thay khớp háng nhân tạo sẽ không thể làm công việc nặng nhọc.
– Không được chạy bộ.
– Không được bắt chéo chân.
– Không được xoay ngoài bàn chân quá mức.
– Không được gập háng quá 90 độ.
– Không được ngồi xổm.
Vì những tư thế trên dễ làm trật khớp háng nhân tạo.
Thay khớp háng nhân tạo là phương pháp phẫu thuật được ứng dụng ngày càng rộng rãi. Đây là 1 trong những kỹ thuật được thực hiện thường quy tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ, giúp người bệnh giảm đau khớp háng, phục hồi khả năng vận động để quay trở lại sinh hoạt, học tập và lao động gần như bình thường.
Để biết thêm thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Facebook
Twitter

Có thể bạn quan tâm

Tải ứng dụng Hồ sơ sức khỏe

Kết nối với bác sĩ trực tuyến, xem hồ sơ sức khỏe trực tuyến

Đánh giá bài viết

5/5

Dịch vụ Bệnh viện