Thoái hóa khớp gối – 1 số điều cần biết

Thoái hóa khớp gối là gì?

Thoái hóa khớp gối là hậu quả quá trình sinh học và cơ học làm mất cân bằng giữ tổng hợp và hủy hoại của sụn và xương dưới sụn dẫn đến nhuyễn hoá, nứt loét và mất sụn khớp, xơ hoá xương dưới sụn, tạo gai xương và hốc xương dưới sụn.

Thoái hóa khớp gối phát triển khi con người già đi thường xảy ra chậm trong nhiều năm, có thể gây ra những thay đổi về xương, thoái hóa gân và dây chằng và phá vỡ sụn, dẫn đến đau, sưng và biến dạng khớp.

Thoái hóa khớp gối

Ai bị thoái hóa khớp?

Khoảng 80% người lớn tuổi từ 55 tuổi trở lên có bằng chứng về viêm xương khớp trên phim chụp X-quang. Trong số này, ước tính có khoảng 60% gặp phải các triệu chứng. Phụ nữ sau mãn kinh có tỷ lệ mắc bệnh thoái hóa khớp gối tăng hơn so với nam giới.

Triệu chứng, biểu hiện thoái hóa khớp gối

Cơn đau do thoái hóa khớp thường phát triển dần dần trong nhiều tháng hoặc nhiều năm. Nó thường tăng lên khi các hoạt động gây căng thẳng lên khớp, chẳng hạn như chạy hoặc đi bộ kéo dài  thường có triệu chứng sau:

  • Đau nhức: Là triệu chứng thường gặp, gặp sớm nhất ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối. Bệnh nhân có thể thấy đau âm ỉ tại khớp gối,đau sẽ tăng dần theo thời gian, khi vận động. Khi chân co duỗi sẽ phát ra tiếng lạo xạo, lục cục ở khớp gối.
  • Cứng khớp: Người bệnh khó cử động, co duỗi chân bình thường được mà phải đợi 10-20 phút để khớp giãn ra.
  • Sưng tấy, khó vận động.
  • Khớp gối bị teo ổ khớp, biến dạng : là triệu chứng gặp khi ở giai đoạn thoái hóa khớp gối nặng.

Nguyên nhân gây nên tình trạng thoái hóa khớp gối

  • Tuổi tác: Đây là thủ phạm phổ biến nhất của bệnh thoái hóa khớp gối. Ở người lớn tuổi, quá trình lão hóa xương khớp càng diễn ra mạnh mẽ.
  • Béo phì là một yếu tố nguy cơ của viêm xương khớp, đặc biệt là ở đầu gối.
  • Cả bệnh tiểu đường và tăng lipid máu (tăng lipid / cholesterol) đều góp phần vào phản ứng viêm trong cơ thể, làm tăng nguy cơ viêm xương khớp, thoái hóa khớp.
  • Estrogen suy giảm ở phụ nữ sau mãn kinh làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp gối vì estrogen có tác dụng bảo vệ sức khỏe của xương, đặc biệt làm giảm stress oxy hóa đối với sụn.

Chẩn đoán bệnh

Để có thể kiểm tra chính xác, bạn nên đến bệnh viện, phòng khám chuyên khoa để được bác sĩ kiểm tra bằng các xét nghiệm chẩn đoán.

Tùy tình trạng và diễn tiến của bệnh để bác sĩ thăm khám khớp gối và thăm khám toàn thân, từ tình trạng của bệnh nhân để có chỉ định một số xét nghiệm như: chụp X-quang, chụp CT (chụp cắt lớp vi tính), chụp MRI (chụp cộng hưởng từ), siêu âm….

Trên phim chụp X quang có thể thấy 1 số hình ảnh thóai hóa khớp như hẹp khe khớp, gai xương thoái hóa…

Thoái hóa khớp gối

Phim chụp CT hoặc MRI có thẻ khảo sát kĩ càng hơn về khớp và toàn bộ phần mềm xung quanh hay tổn thương dây chằng, sụn ….

Ngoài ra cần làm thêm các xét nghiệm khá để phân biệt với 1 số bệnh lý khớp khác để có phương phát điều trị thích hợp.

Điều trị

Không có cách chữa khỏi bệnh thoái hóa khớp. Các triệu chứng nhẹ đến trung bình thường được quản lý tốt bằng cách kết hợp các phương pháp điều trị bằng thuốc và không dùng thuốc. Các phương pháp điều trị và khuyến nghị y tế bao gồm:

  • Vật lý trị liệu: Nếu tình trạng thoái hóa khớp khiến bạn gặp khó khăn trong sinh hoạt, các bài tập vật lý trị liệu, tập thể dục sẽ rất hữu ích,
  • Có thể kết hợp chườm nóng lạnh ngắt quãng giúp giảm đau và cứng khớp tạm thời.
  • Giảm cân (nếu thừa cân).
  • Ăn uống lành mạnh, kiểm soát bệnh tiểu đường và cholesterol.
  • Các thiết bị hỗ trợ như nẹp, nẹp chỉnh hình, lót giày, gậy hoặc khung tập đi.
  • Sử dụng thuốc:
  • Sử dụng thuốc giảm đau và thuốc chống viêm.
  • Thuốc bôi dưới dạng miếng dán giảm đau, kem bôi, thuốc thoa hoặc thuốc xịt có thể được bôi lên vùng da bị ảnh hưởng để giảm đau.
  • Tiêm corticosteroid hoặc axit hyaluronic vào khớp gối.

Thoái hóa khớp gối

  • Phẫu thuật:  Khi mọi phương pháp điều trị trên đều không đem lại hiệu quả, phẫu thuật có thể là một lựa chọn phẫu thuật khớp ngày nay có thể rất hiệu quả trong việc phục hồi một số chức năng và giảm đau cho những người thích hợp.

Cách phòng tránh khớp bị thoái hóa

Một số biện pháp phòng tránh thoái hóa khớp bạn có thể thực hiện là:

  • Duy trì cân nặng hợp lý
  • Tập thể dục thường xuyên, phù hợp
  • Giảm nguy cơ chấn thương
  • Tránh hoạt động quá sức

Kết luận

Thoái hóa khớp gối là căn bệnh thường gặp ở người lớn tuổi có thể ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt, vận động cá nhân, bệnh thường tiến triển nặng và có nhiều biến chứng nguy hiểm theo thời gian, vì vậy cần được phát hiện và chữa trị kịp thời.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Facebook
Twitter

Có thể bạn quan tâm

Tải ứng dụng Hồ sơ sức khỏe

Kết nối với bác sĩ trực tuyến, xem hồ sơ sức khỏe trực tuyến

Đánh giá bài viết

5/5

Bài viết nổi bật