Thoát vị bẹn – Các triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Thoát vị bẹn là một bệnh rất phổ biến hiện nay, bệnh hay gặp ở nam giới và gặp nhiều ở trẻ em. Thoát vị bẹn tuy ít gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm song lại gây khó chịu và ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hằng ngày. Sau đây chúng tôi sẽ gửi đến các bạn những thông tin liên quan đến bệnh thoát vị bẹn và giới thiệu về cách điều trị bệnh.

Thoát vị bẹn

Thoát vị bẹn bệnh lý phổ biến hay gặp ở nam giới

Thoát vị bẹn là gì ?

Thoát vị bẹn (Hernia inguinal, hernie de l’inde) là hiện tượng các tạng trong ổ bụng (ruột, mạc treo, mạc nối) đội lá phúc mạc chui qua ống bẹn. Loại thoát vị bẩm sinh thường là loại chếch ngoài, loại thoát vị mắc phải thường là loại thoát vị trực tiếp. Phần lớn gặp ở nam giới (90%), kiểu thoát vị bẹn gặp ở nữ là loại thoát vị ra môi lớn.

Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào và thường có 2 loại:

  • Thoát vị trực tiếp: nguyên nhân do thành bụng yếu, các tạng đi qua vị trí đó ở thành bẹn và kẹt lại, thường gặp ở người lao động và làm việc quá sức, táo bón thường xuyên và kéo dài…
  • Thoát vị gián tiếp: thường do các yếu tố từ lúc mới sinh do bệnh lý của ống phúc tinh mạc.

Thoát vị bẹn

Thoát vị bẹn trái ở trẻ em

Nguyên nhân gây bệnh thoát vị bẹn

  • Nguyên nhân bẩm sinh

Bệnh thường xảy ra với trẻ từ khi mới sinh ra. Do bệnh lý ở ống phúc tinh mạc, ống hình thành túi thoát vị gián tiếp dẫn đến nguy cơ bị thoát vị bẹn cao hơn. Các bệnh lý liên quan đến bệnh như tràn dịch màng tinh hoàn, nang nước thừng tinh…

  • Nguyên nhân do mắc phải

Nguyên nhân ở đây là do thành bụng suy yếu hay gặp ở những người già lớn tuổi dẫn đến thoát vị bẹn trực tiếp. Hoặc có thể do lao động quá sức, chấn thương vùng bẹn bìu… cũng làm suy yếu cơ thành bụng tạo điều kiện cho các tạng thoát vị xuống vùng bẹn bìu.

Ngoài ra, trong trường hợp áp lực ổ bụng tăng liên tục hoặc kéo dài cũng là một trong những điều kiện thuận lợi dẫn đến thoát vị bẹn. Hay gặp trong trường hợp:

  • Táo bón nhiều năm kéo dài
  • Tiểu khó do phì đại tiền liệt tuyến hoặc do hẹp niệu đạo.
  • Ho lâu ngày kéo dài
  • Từng bị thoát vị bẹn

Các triệu chứng và biến chứng của bệnh thoát vị bẹn

Triệu chứng không thể thiếu là nhìn hoặc sờ thấy một khối phồng ở vùng bẹn bìu, xuất hiện khi lao động nặng, rặn đi ngoài, ho… Các triệu chứng này giảm đi khi nằm nghỉ ngơi. Ngoài ra vùng da bìu bên thoát bị sưng đỏ và căng bóng. Kèm theo bệnh nhân có cảm giác đau, co kéo vùng da bẹn bìu. Những trường hợp nhẹ khối thoát vị nhỏ rất khó để phát hiện ra được khối thoát vị.

Biến chứng có thể xảy ra: Thoát vị nghẹt. Thoát vị bẹn là một biết chứng rất nguy hiểm và rất hay gặp. Đẩy khối thoát vị không lên được do tạng thoát vị cùng với mạch máu bị chèn ép. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, tạng bị nghẹt sẽ bị hoại tử rất nguy hiểm.

Thoát vị bẹn

Những vị trí có thể xảy ra hiện tượng thoát vị trên cơ thể

Chẩn đoán thoát vị bẹn

Để có thể chẩn đoán xác định được đó là bệnh thoát vị bẹn cần dựa vào việc thăm khám trực tiếp, quan sát và sờ khối thoát vị bẹn. Dùng tay thử đẩy khối thoát vị lên trên giúp hỗ trợ phân biệt loại thoát vị là thoát bẹn thường hay thoát vị bẹn nghẹt. Đối với những trường hợp nghi ngờ thoát vị bẹn nhưng không nhìn thấy khối thoát vị cần phải dựa vào các công nghệ  kỹ thuật hiện đại trong y học như:

  • Siêu âm : Dựa vào siêu âm có thể xác định được vị trí của khối thoát vị, đánh giá được tính chất, kích thước, tình trạng cung cấp máu của khối thoát vị đó. Từ đó giúp hỗ trợ quá trình chẩn đoán, điều trị và tiên lượng bệnh.
  • Chụp cắt lớp vi tính: Đánh giá chính xác được tình trạng khối thoát vị ít được thực hiện bởi chi phí tương đối tốn kém.

Điều trị thoát vị bẹn

Để lựa chọn được cách điều trị hợp lý nhất người ta dựa vào các yếu tố về: Lứa tuổi, thể trạng, giai đoạn bệnh… Những trẻ vừa sinh ra có khối thoát vị có thể chờ thời gian bé lớn lên. Đối với trẻ sơ sinh bị thoát vị bẩm sinh còn ống phúc tinh mạc có thể  có thể chờ ống phúc tinh mạc tự bít.

Trường hợp trẻ em và người lớn thường áp dụng hai phương pháp phổ biến là phẫu thuật nội soi hoặc mổ mở. Trước khi phẫu thuật toàn trạng bệnh nhân phải cho phép chịu được cuộc phẫu thuật.

Những bệnh nhân già yếu và sức khoẻ không cho phép, mắc bệnh nội khoa mãn tính kèm theo không phẫu thuật được. Những trường hợp này nếu khối thoát vị nhỏ có thể băng treo bìu.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Tags :

Facebook
Twitter

Có thể bạn quan tâm

Tải ứng dụng Hồ sơ sức khỏe

Kết nối với bác sĩ trực tuyến, xem hồ sơ sức khỏe trực tuyến

Đánh giá bài viết

5/5

Dịch vụ Bệnh viện