Tủy đồ – xét nghiệm hỗ trợ phát hiện những bất thường của cơ quan tạo máu

Tủy xương là cơ quan tạo máu chủ yếu và quan trọng ở người. Xét nghiệm tủy đồ là loại xét nghiệm lấy ra một lượng nhỏ dịch và tế bào của tủy xương, chứa tế bào tạo máu đầu dòng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và các tế bào máu trưởng thành. Kết quả tủy đồ cho biết tình trạng tạo máu của cơ thể và các rối loạn bệnh lý (nếu có).

  1. Thành phần cấu tạo của máu 

Máu gồm hai phần là tế bàohuyết tương. Trong đó tế bào máu bao gồm tế bào hồng cầu, tế bào bạch cầu và tiểu cầu trưởng thành. Còn huyết tương liên quan tới các yếu tố khác như đông máu, nội tiết tố, protein, đường, lipid, muối khoáng.

Hình 1: Cấu tạo tế bào máu
Hình 1: Cấu tạo tế bào máu

Các tế bào máu hồng cầu, bạch cầu hạt, tiểu cầu và phần lớn bạch cầu lympho đều được sinh ra từ tế bào gốc tạo máu của tủy xương, trải qua các giai đoạn trưởng thành và phát triển với hình thái và số lượng khác nhau cuối cùng tạo ra tế bào máu trưởng thành về hình thái,biệt hóa về chức năng xuất hiện ở máu ngoại vi.

  1. Mối liên hệ của tế bào máu ở ngoại vi với tủy xương 

Tế bào máu trưởng thành trong cơ thể được sinh ra từ tuỷ xương vì vậy chúng có mối quan hệ rất mật thiết với các tế bào tạo máu trong tủy. Bất kỳ tình trạng bệnh lý nào ảnh hưởng đến tế bào tạo máu của tủy xương đều dẫn đến các biến đổi của tế bào máu ở ngoại vi. Có rất nhiều tình trạng có thể ảnh hưởng đến tủy xương từ đó ảnh hưởng tới số lượng tế bào máu. Xét nghiệm tủy đồ là bức tranh mô tả số lượng và thành phần các tế bào tạo máu có trong dịch hút tủy xương, từ đó đánh giá tình trạng sinh máu của cơ thể và nhận định các rối loạn (nếu có).

Một số tình trạng bệnh lý ảnh hưởng đến tủy xương:

  • Nhiễm trùng: nhiễm khuẩn, nhiễm virus, Ricketsia…
  • Nhiễm độc, nhiễm tia xạ, các hóa chất: benzen, muối vàng…
  • Tình trạng suy dinh dưỡng, thiếu vi chất: thiếu sắt, thiếu acide folic, vitamin B12…
  • Các bệnh lý nội khoa mạn tính, lupus ban đỏ hệ thống…
  • Các tình trạng ung thư di căn tủy xương
  • Các bệnh lý của tế bào gốc tạo máu: ung thư máu, rối loạn sinh tủy, suy tủy xương…
  • Hình 2: chọc hút dịch tủy đồ ở gai chậu trên
    Hình 2: chọc hút dịch tủy đồ ở gai chậu trên
  1. Mục đích của xét nghiệm tủy đồ 

Xét nghiệm tủy đồ được các bác sĩ chỉ định trong một số trường hợp:

  • Tìm nguyên nhân số lượng tế bào máu ngoại vi bất thường.
  • Khảo sát những rối loạn tạo máu và bệnh lý gây ảnh hưởng đến tủy xương.
  • Tìm ra nhiễm trùng tại tủy xương.
  • Góp phần giúp chẩn đoán bệnh ung thư máu.
  • Đánh giá tình trạng xâm lấn tủy trong những bệnh lý  ung thư có di căn tủy xương
  • Theo dõi những đáp ứng điều trị trong bệnh lý tủy xương.
  • Lấy mẫu để ghép tế bào gốc và những thủ thuật liên quan khác.
  1. Cách thực hiện xét nghiệm tủy đồ 

Xét nghiệm tủy đồ được thực hiện qua hai giai đoạn:

  • Bác sĩ thực hiện gây tê và lấy dịch hút tủy xương ở một trong các vị trí: gai chậu trước trên, gai chậu sau trên, xương ức, đầu trên xương chày với trẻ nhỏ, vị trí thông thường hay lấy nhất là ở gai chậu sau trên.
  • Dịch hút tủy xương được kéo tiêu bản, nhuộm và soi dưới kính hiển vi quang học
  1. Cách đọc xét nghiệm tủy đồ 

Kết quả tủy đồ phản ánh các thông tin như sau:

– Số lượng tế bào có nhân trong tủy xương.

– Mô tả và nhận định các đặc điểm về hình thái, mức độ biệt hóa tế bào của các dòng hồng cầu,bạch cầu, mẫu tiểu cầu và thành phần phần trăm của từng loại tế bào đó

– Tính tỷ lệ phần trăm hồng cầu lưới

– Phát hiện các bất thường như tế bào non ác tính, hiện tượng rối loạn sinh sản và biệt hóa tế bào hoặc ung thư di căn.

  1. Kết luận

Xét nghiệm tủy đồ là bức tranh ban đầu mô tả tình trạng sinh máu của tủy xương, góp phần không nhỏ vào việc chẩn đoán, theo dõi đáp ứng trong quá trình điều trị các bệnh lý do rối loạn cơ quan tạo máu hoặc phát hiện sớm di căn xương của các bệnh lý ung thư khác ngoài tủy.

Hãy để chúng tôi chăm sóc sức khỏe của bạn và gia đình

Liên hệ tới Tổng đài chăm sóc khách hàng 1800.888.989

Hoặc đặt lịch qua Website Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ

Hoặc nhắn tin đến Fanpage/Zalo Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Facebook
Twitter

Có thể bạn quan tâm

Tải ứng dụng Hồ sơ sức khỏe

Kết nối với bác sĩ trực tuyến, xem hồ sơ sức khỏe trực tuyến

Đánh giá bài viết

5/5

Dịch vụ Bệnh viện