Dự phòng viêm gan B – 2 điều cần biết

2 điều cần biết về bệnh viêm gan B
2 điều cần biết về bệnh viêm gan B

 

Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm phổ biến trên toàn cầu, theo ước tính của WHO ( Tổ chức y tế thế giới 2015) tính đến 2015 toàn thế giới có 257 triệu người nhiễm HBV mạn và 884.400 người tử vong. Tại Việt Nam tỷ lệ nhiễm HBV là > 8 %( 8.8-19%). Hậu quả cuối cùng của nhiễm viêm gan B là xơ gan và ung thư gan.

Biến chứng viêm gan là vô cùng nguy hiểm - Người bệnh cần phát hiện và điều trị kịp thời
Biến chứng viêm gan là vô cùng nguy hiểm – Người bệnh cần phát hiện và điều trị kịp thời

Đường lây truyền viêm gan B:

Viêm gan B lây truyền qua con đường: qua đường máu, quan hệ tình dục và lây truyền từ mẹ sang con. Tại Việt Nam đường lây truyền mẹ con là chủ yếu.

  • Lây truyền qua đường máu: truyền chế phẩm máu nhiễm viêm gan B, dùng chung bơm kim tiêm với người nhiễm viêm gan B, dùng chung các vật dụng gây xây xát chảy máu như dao cạo, bàn chải đánh răng.., các thủ thuật dễ tổn thương và chảy máu nếu không đảm bảo an toàn như phun xăm, bấm lỗ tai…, lây truyền qua các vết thương hở chảy máu và các thủ thuật y tế không đảm bảo hoặc xảy ra sự cố y khoa…
  • Lây truyền khi quan hệ tình dục đồng giới và khác giới không an toàn.
  • Lây truyền từ mẹ sang con

 

Người dân nên hiểu về cách phòng bệnh để có thể phòng tránh bệnh tốt nhất có thể
Người dân nên hiểu về cách phòng bệnh để có thể phòng tránh bệnh tốt nhất có thể

Làm cách nào để phòng bệnh:

  • An toàn trong truyền máu và các thủ thuật, phẫu thuật y tế.
  • Không sử dụng chung bơm kim tiêm.
  • Không sử dụng chung các vật dụng như dao cạo, bàn chải đánh răng…
  • Đảm bảo an toàn và vô trùng khi thực hiện các thủ thuật làm đẹp như phun xăm, bấm lỗ tai
  • Quan hệ tình dục an toàn ( dùng bao cao su).
  • Phòng lây truyền viêm gan B mẹ -> con : quản lý tất cả các trường hợp thai phụ nhiễm viêm gan B tại các cơ sở y tế. Nếu mẹ đang điều trị viêm gan B bằng thuốc kháng virus thì tiếp tục điều trị kháng virus trong quá trình mang thai với loại thuốc an toàn. Nếu mẹ nhiễm viêm gan B chưa điều trị thuốc kháng virus được quản lý, đếm virus và tư vấn điều trị dự phòng bằng thuốc kháng virus khi cần thiết từ tuần 24 trước sinh đến 12 tuần sau sinh. Trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm viêm gan B phải được tiêm phòng vacxin viêm gan B và kháng huyết thanh trong vòng 24 giờ đầu sau sinh tại 2 vị trí khác nhau.
  • Tất cả các đối tượng khác có thể dự phòng bằng tiêm vacxin viêm gan B đủ liều. Trước khi tiêm vacxin nên sàng lọc tình trạng nhiễm viêm gan B ( HBsAg) và kháng thể anti HBs trong máu.
  • Người dân nên tăng cường tiêm vacxin phòng bệnh để  phòng tránh việc lây lan trong cộng đồng
    Người dân nên tăng cường tiêm vacxin phòng bệnh để phòng tránh việc lây lan trong cộng đồng

 

Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ

Tổng đài chăm sóc khách hàng

Tel: 1800.888.989

Tải về ứng dụng BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ để đặt lịch nhanh hơn,

theo dõi lịch tiện lợi hơn và trao đổi trực tuyến với bác sĩ Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ mọi lúc mọi nơi.

Khoa Bệnh nhiệt đớiBVĐK tỉnh Phú Thọ

 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Facebook
Twitter

Có thể bạn quan tâm

Tải ứng dụng Hồ sơ sức khỏe

Kết nối với bác sĩ trực tuyến, xem hồ sơ sức khỏe trực tuyến

Đánh giá bài viết

5/5

Bài viết nổi bật