Viêm góc móng và 5 lưu ý cần phòng tránh

  1. Viêm góc móng (móng chọc thịt) là gì

Viêm góc móng là một bệnh lý thường gặp và có đặc điểm bệnh thường tái đi tái lại nhiều lần. Bệnh xuất hiện do móng chân mọc ngược chọc vào phần mềm cạnh móng, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh phát triển.

Nếu bệnh không được điều trị triệt để có thể gây ra rất nhiều các phiền toái trong sinh hoạt hằng ngày cũng có thể gây nên tình trạng viêm xương tủy.

  1. Nguyên nhân gây nên viêm góc móng

  – Bệnh thường gặp nhiều ở lứa tuổi 15 – 30, đặc biệt là ở những người hay đổ mổ hôi chân và ở lứa tuổi thanh niếu niên do nhu cầu hoạt động nhiều.

  – Các nguyên nhân thường gặp:

  + Thường liên quan tới các vấn đề về vệ sinh : Ít đánh rửa móng chân, không thường xuyên lấy bỏ bụi bẩn tại góc móng ……

  + Có thể liên quan tới yếu tố di truyền

  + Cắt móng chân không đúng cách làm góc móng chọc tổn thương phần mềm

  + Trên những bệnh nhân có bệnh đái tháo đường, tim mạch ….

  1. Triệu chứng của viêm góc móng

    Các triệu chứng của Viêm góc móng (móng chọc thịt) tương đối dễ nhận biết:

a) Ở giai đoạn mới của bệnh

– Phần mềm quanh móng sưng tấy

– Ấn đau nhức nhiều

– Đôi khi có tụ dịch quanh phần mềm

b) Ở giai đoạn muộn

– Đau nhức nhiều

– Phần mềm quanh móng thường xuyên sưng đau, tấy đỏ

– Chảy dịch hôi

– Có thể có hiện tượng chảy máu

Hình ảnh viêm góc móng chân

Hình ảnh viêm góc móng chân

  1. Các phương pháp điều trị viêm góc móng

– Nếu bệnh ở giai đoạn đầu, việc điều trị tương đối dễ dàng và đạt hiệu quả cao:

+ Vệ sinh sạch sẽ, ngâm chân vào nước muối ấm

+ Luôn để chân thoáng mát, hạn chế tối đa việc tiết mồ hôi

+ Tách phần mềm ra khỏi vị trí móng chọc vào

+ Bôi thuốc mỡ kháng sinh vào vị trí tổn thương

+ Có thể xử dụng thuốc kháng sinh. Thông thường dùng các loại kháng sinh thuốc nhóm Cephalosporin hoặc Quinolon.

– Nếu bệnh ở giai đoạn muộn là giai đoạn các triệu chứng xuất hiện dầm rộ (đau nhức nhiều, sưng đau, chảy dịch viêm tại góc móng):

+ Bệnh nhân sẽ được vệ sinh sạch sẽ vùng viêm móng, dùng thuốc kháng sinh đường tĩnh mạch trước mổ để tình trạng viêm được kiểm soát và khu trú.

+ Sau khi tình trạng viêm tạm ổn định bệnh nhân sẽ được phẫu thuật cắt bỏ phần móng viêm.

+ Quy trình phẫu thuật một bệnh nhân bị viêm góc móng tại khoa Chấn thương 1 –  Bệnh viện Đa Khoa tinh Phú Thọ

  Bước 1: Bệnh nhân nhịn ăn uống ít nhất 12h trước khi phẫu thuật

  Bước 2: Phương pháp vô cảm (Tê tủy sống hoặc tê gốc ngón)

  Bước 3: Bệnh nhân nằm trên bàn phẫu thuật

  Bước 4: Garo góc ngón chân bị tổn thương

  Bước 5: Dùng dao phẫu thuật cắt lọc hết phần mềm bị tổn thương

  Bước 6: Rạch sâu phần móng dị dạng, lấy bỏ hết chân móng và giường móng non tại phần tổn thương

  Bước 7: Băng ép vết thương và không cần dùng chỉ khâu.

+ Sau phẫu thuật bệnh nhân sẽ được thay băng hàng ngày, dùng thuốc kháng sinh đường tĩnh mạch thêm 5 – 7 ngày rồi xuất viện.

  1. Các biện pháp phòng ngừa viêm góc móng

– Giữ vệ sinh sạch sẽ, cắt móng chân thường xuyên (lưu ý không nên cắt móng chân quá sâu, mỗi lần cắt móng chân chúng ta nên để dài ~ 1 -2 mm)

– Nếu đã từng có các biểu hiện sưng đau nên hạn chế tối đa việc sơn móng chân

– Kiểm soát tốt bệnh lý nền ví dụ như : đái tháo đường , tim mạch ………

– Nên sử dụng các loại giày dép có thiết kế thoáng mát, hạn chế tối đa việc tăng tiết mồ hôi chân.

KHOA CHẤN THƯƠNG 1 – BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Facebook
Twitter

Có thể bạn quan tâm

Tải ứng dụng Hồ sơ sức khỏe

Kết nối với bác sĩ trực tuyến, xem hồ sơ sức khỏe trực tuyến

Đánh giá bài viết

5/5

Dịch vụ Bệnh viện