Việt Nam được đánh giá là nước có gánh nặng về bệnh gan đứng thứ 2 trong khu vực Tây Thái Bình Dương. Theo ước tính của Bộ Y tế và Tổ chức Y tế Thế giới, Việt Nam hiện có khoảng 7,8 triệu người nhiễm viêm gan vi rút B (viêm gan B) mạn tính và gần 1 triệu người nhiễm viêm gan virus C (viêm gan C) mạn tính. Trong số này, tỷ lệ người nhiễm viêm gan C đồng nhiễm HIV khá cao. Các nghiên cứu gần đây cho thấy tại Việt Nam, tỷ lệ nhiễm viêm gan C trên người nhiễm HIV khoảng 34,4% (26- 44%). Toàn quốc hiện có trên 200.000 người nhiễm HIV còn sống, trong số này có trên 156.000 người đang điều trị thuốc ARV.
Tiêm chích ma tuý vẫn là nguyên nhân chính gây đồng nhiễm viêm gan C ở đối tượng HIV hiện nay. Tuy nhiên gần đây nhóm quan hệ đồng giới đang có xu hướng tăng nhanh (15-21%)
Tác động của HIV trên diễn biến HCV:
- Nhiễm HIV làm tăng nhiễm HCV cấp, tăng lây truyền HCV chu sinh và tiến triển thành mạn tính (~90%)
- Tăng nguy cơ trở thành xơ gan
- Tăng nguy cơ ung thư gan nguyên phát và bệnh gan giai đoạn cuối.
- Tổn thương thận ở bệnh nhân đồng nhiễm HIV/HCV cao hơn.
- Điều trị ARV làm giảm tiến triển nhiễm HCV nhưng tỷ lệ biến chứng HCV vẫn cao nếu không điều trị HCV cho người bệnh HIV.
- Đồng nhiễm viêm gan virus C sẽ làm gia tăng tỉ lệ trở nặng và tử vong ở bệnh nhân HIV, kể cả với người đang điều trị thuốc ARV.
Tỷ lệ xơ gan mất bù cao hơn ở nhóm HCV/HIV điều trị ARV so với nhóm BN chỉ nhiễm HCV 1
Xét nghiệm và điều trị HCV/HIV:
- Xét nghiệm: Tất cả người nhiễm HIV phải được XN anti-HCV. Người nhiễm HIV có anti-HCV (-) có nguy cơ cao nhiễm HCV được XN lại 12 tháng/1 lần: Người tiêm chích ma túy, MSM,…Người nhiễm HIV có anti-HCV (+) cần phải được XN chẩn đoán HCV RNA hoặc HCVcAg xác định VGC mạn.Quy trình XN phát hiện, chẩn đoán VGC trên người nhiễm như người không nhiễm HIV.Người nhiễm HIV có anti-HCV (-) có ALT tăng, xơ hóa gan tiến triển không rõ nguyên nhân mà có nguy cơ cao nhiễm HCV làm XN chẩn đoán xác định VGC mạn
- Người bệnh đồng nhiễm HCV/HIV được điều trị ARV ngay khi phát hiện nhiễm HIV
- Điều trị HCV khi CD4 từ 200 tế bào/mm3 trở lên hoặc tải lượng HIV dưới ngưỡng ức chế. Người bệnh có xơ hóa từ F2 trở lên, điều trị HCV ngay khi dung nạp điều trị ARV. Chỉ định điều trị VGC cho người nhiễm HIV giống như người bệnh VGC không nhiễm HIV
- Lựa chọn phác đồ điều trị ARV và VGC tối ưu để tránh tương tác thuốc. Ưu tiên sử dụng phác đồ có tác dụng lên tất cả kiểu gen
- Theo dõi điều trị VGC trên người bệnh HIV như người bệnh VGC không nhiễm HIV
Nếu bệnh nhân được khám, tư vấn và điều trị đúng, viêm gan C có thể được chữa khỏi hoàn toàn.
Theo dõi điều trị và quản lý VGC trên người bệnh đồng nhiễm HIV/HCV
- Trong quá trình điều trị
- Theo dõi điều trị VGC trên người bệnh HIV như người không nhiễm HIV: Lâm sàng, XN, tác dụng phụ, tương tác thuốc, tuân thủ điều trị
- Điều trị khỏi: Điềutrị khỏi bệnh VGC là khi tải lượng HCV RNA dưới ngưỡng phát hiện ở tuần thứ 12 kể từ khi kết thúc điều trị (đạt SVR12)
- Theo dõi sau khi đạt SVR12, SVR24
- Tư vấn dự phòng tái nhiễm và theo dõi tái nhiễm ở người có hành vi nguy cơ cao nhiễm HCV: tiêm chích ma túy, MSM
- Người bệnh xơ hóa gan F3, xơ gan: Theo dõi HCC, tăng áp tĩnh mạch cửa
Lưu ý:
- Sắp xếp lịch tái khám điều trị VGC trùng lịch khám và nhận thuốc ARV, nếu có thể
- Luôn đánh giá tương tác DAAs với thuốc khác ngoài ARV: thuốc điều trị NTCH,….và xử trí
- Không đạt SVR12- thất bại điều trị: chuyển tuyến/hội chẩn
Tại BVĐK tỉnh Phú Thọ:
Hiện tại BVĐK tỉnh Phú Thọ có thực hiện điều trị viêm gan C trên người có đồng nhiễm HIV/ HCV do dự án quỹ toàn cầu phòng chống AIDS, Lao và sốt rét tài trợ giai đoạn 2021- 2023. Toàn bộ thuốc kháng virus trực tiếp DAAs ở nhóm bệnh nhân này sẽ được hỗ trợ hoàn toàn. Theo số liệu thống kê từ 2021 đến nay đã có 40 trường hợp đồng nhiễm HCV/HIV được điều trị viêm gan C thành công băng phác đồ DAC/SOS. Dự kiến đến hết 2022 sẽ điều trị thành công cho khoảng 70 trường hợp.
Dưới đây là một trường hợp điều trị thành công tại phòng khám OPC BVĐK tỉnh Phú Thọ:
Kết luận:
Điều trị và quản lý đồng nhiễm HCV/HIV giảm gánh nặng bệnh tật ở bệnh nhân HIV, kéo dài thời gian sống, giảm tử vong, cải thiện chất lượng cuộc sống, và phòng lây nhiễm.