Bệnh mắt Basedow một biến chứng gây hại và 5 điều bạn cần biết để phòng tránh!

Bệnh mắt Basedow là một biểu hiện ngoài tuyến giáp phổ biến nhất trong bệnh Basedow và tiến triển độc lập với mức độ rối loạn hocmon giáp, bệnh vẫn có thể nặng lên ở người bệnh  đã đạt được bình giáp. Bệnh gặp nhiều hơn ở nữ nhưng biểu hiện nặng hơn ở nam và người hút thuốc lá hoặc không kiềm soát được tình trạng bệnh

  1. Bệnh mắt Basedow là gì?

Bệnh mắt Basedow hay là bệnh mắt Graves hoặc còn được gọi với một tên ít phổ biến hơn là bệnh mắt Parry, đây là những tên gọi được đặt theo tên của các nhà khoa học đầu tiên mô tả loại bệnh này. Bệnh thường gặp ở khoảng 25 – 50% người bệnh Basedow, tuy nhiên nếu khảo sát bằng CT hoặc MRI thì có đến 90% người bệnh Basedow có bất thường ở mắt, trở thành triệu chứng ngoài tuyến giáp phổ biến nhất của bệnh Basedow.

Hình ảnh Mắt bình thường - Mắt lồi trong bệnh Basedow.
Hình ảnh Mắt bình thường – Mắt lồi trong bệnh Basedow.                        
  1. Cơ chế gây bệnh là gì?

Triệu chứng ở mắt có thể được phát hiện ngay cả khi người bệnh chưa được chẩn đoán mắc bệnh Basedow. Bệnh gây ra do sự thâm nhiễm của tế bào miễn dịch và các kháng thể kháng giáp với nguyên bào sợi có vai trò hình thành tổ chức mỡ quanh hốc mắt, dẫn đến phù nề các mô ở hốc mắt và sau nhãn cầu, đẩy lồi mắt ra phía trước

  1. Những triệu chứng người bệnh nên đi khám

Người bệnh có thể đến khám với các triệu chứng điển hình như:

+ Mi mắt nhắm không kín

+ Co cơ mi trên khi mắt nhìn đưa xuống, nhìn đôi

+ Ngoài ra, có thể có một số biểu hiện khác ở mắt như đau mắt, cảm giác nóng rát, chói mắt, ít chớp mắt, mi mắt không nhắm kín khi ngủ.

  1. Điều trị bệnh mắt Basedow như thế nào?

Người bệnh có bệnh mắt Basedow có thể điều trị bằng các biện pháp: Không dùng thuốc, dùng thuốc, phẫu thuật ,châm cứu phục hồi chức năng, xạ trị… Trong đó việc đạt được bình giáp, cai thuốc lá và đánh giá mức độ hoạt động lâm sàng và mức độ nặng của bệnh dựa theo các thang điểm chuyên dụng để lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp là rất quan trọng. Có thể cần có sự phối hợp giữa bác sĩ chuyên khoa Nội tiết và Mắt, trừ trường hợp nhẹ, người bệnh có thể kiểm soát với thuốc kháng giáp và nước mặt nhân tạo.

Thuốc lựa chọn đầu tay là Corticoid. Người bệnh sẽ được thăm khám lâm sàng tỉ mỉ kết hợp giữa 2 chuyên khoa Mắt và Nội tiết để đưa ra phác đồ phù hợp về liệu pháp Corticoid trên từng người bệnh

Hiện tại khoa Nội tiết – ĐTĐ, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ đang điều trị cho rất nhiều trường hợp người bệnh Basedow có biến chứng mắt.

Hình ảnh NB mắc Basedow biến chứng mắt đang điều trị tại khoa      Nội tiết – ĐTĐ Bệnh viện tỉnh Phú  Thọ
Hình ảnh NB mắc Basedow biến chứng mắt đang điều trị tại khoa Nội tiết – Đái tháo đường Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú  Thọ
  1. Bệnh mắt Basedow có phòng ngừa được không?

Như đã đề cập ở trên, bệnh mắt Basedow là một bệnh lý tiến triển độc lập với bệnh Basedow. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có mối quan hệ rõ ràng giữa việc không kiểm soát được tình trạng cường giáp và nguy cơ tổn thương thị lực của người bệnh

Việc điều trị để đạt được bình giáp cũng như tái khám định kỳ ngay cả khi đã đạt được bình giáp có ý nghĩa quan trọng đối với người bệnh Basedow trong việc phát hiện sớm bệnh lý mắt cũng như có phương pháp điều trị thích hợp giúp cải thiện chất lượng cuộc sống, giảm nguy cơ tổn thương thị lực gây mù lòa vĩnh viễn ở người bệnh.

Người bệnh có nhu cầu vui lòng liên hệ:

Khoa Nội tiết – Đái tháo đường

Tel: 1800 888 989

Tài liệu tham khảo: Basedow’s disease

 ThS.BS. Vũ Xuân Quỳnh

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Facebook
Twitter

Có thể bạn quan tâm

Tải ứng dụng Hồ sơ sức khỏe

Kết nối với bác sĩ trực tuyến, xem hồ sơ sức khỏe trực tuyến

Đánh giá bài viết

5/5

Bài viết nổi bật