Lạc nội mạc tử cung được định nghĩa là sự hiện diện của các tổn thương về mặt mô học tương tự như nội mạc tử cung, tại các vị trí bên ngoài tử cung. Là một bệnh tương đối phổ biến, gặp khoảng 5-15% phụ nữ đặc biệt là trong độ tuổi sinh sản, cao nhất là 30-45 tuổi.
Vị trí hay gặp nhất của nội mạc tử cung là buồng trứng, dây chằng rộng, dây chằng tử cung, tử cung, thành âm đạo, bàng quang, … Một số trường hợp hiếm xảy ra lạc nội mạc tử cung ngoài khung chậu như thành bụng và vùng bẹn, thường gặp ở bệnh nhân sau phẫu thuật như phẫu thuật lấy thai, phẫu thuật cắt tử cung, phẫu thuật thoát vị.
Hình ảnh lạc nội mạc tử cung ở thành bụng
Đối với các trường hợp lạc nội mạc tử cung ở thành bụng có thể chẩn đoán được bằng xét nghiệm chọc hút tế bào bằng kim nhỏ (FNA)
- Những dấu hiệu nhận biết lạc nội mạc tử cung:
- Lâm sàng:
– Thường sờ thấy khối ở thành bụng, vị trí gần vết mổ cũ
– Đau, liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt
Lạc nội mạc tử cung thường xuất hiện ở thành bụng/ vị trí gần vết mổ cũ
- FNA: Trên tiêu bản có thể thấy thành phần tuyến nội mạc tử cung hoặc thành phần mô đệm kèm đại thực bào chứa sắc tố hemosiderin.
Hình ảnh tế bào lạc nội mạc tử cung trên tiêu bản xét nghiệm
Lạc nội mạc tử cung là bệnh phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Tiến triển ác tính hiếm khi xảy ra, <1% các trường hợp. Tuy nhiên bệnh thường gây đau hoặc viêm dính tại các vị trí lạc nội mạc tử cung. Vị trí hay gặp thường trong khung chậu nên khó chẩn đoán, chẩn đoán xác định dựa vào nội soi sinh thiết làm mô bệnh học. Một số ít trường hợp lạc nội mạc ngoài khung chậu, hay gặp ở thành bụng ở những bệnh nhân có tiền sử phẫu thuật, có thể chẩn đoán bằng xét nghiệm chọc hút tế bào bằng kim nhỏ (FNA).
Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Giải Phẫu bệnh cùng đội ngũ bác sĩ trình độ chuyên môn cao, trang thiết bị y tế hiện đại tiên tiến, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ hứa hẹn sẽ là địa chỉ thăm khám uy tín, chất lượng tốt.
Bs. Bùi Thị Hương – Khoa giải phẫu bệnh, tầng 10 nhà C, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ.