U XƯƠNG SỤN VÀ 5 ĐIỀU CẦN BIẾT

  1. Tổng quan về u xương sụn

   U xương sụn (Osteochondroma) là một loại u xương thường gặp, chiếm tỷ lệ 45% khối u lành tính, thường gặp ở lứa tuổi phát triển, chẩn đoán và điều trị tương đối dễ dàng và thuận lợi.

   U xương sụn (Osteochondroma) xảy ra do sự phát triển quá mức của sụn và xương ở vị trí các đầu xương dài (Xương đùi, xương cẳng chân, xương cánh tay, xương cẳng tay, …..) và thường gặp ở lứa tuổi dưới 20 tuổi. Thông thường u xương sụn không gây nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân và ngừng phát triển sau khi hết tuổi trưởng thành, tuy nhiên nếu không được điều trị sớm và kịp thời chúng cũng có thể dẫn tới ung thư hóa, gây đau do chèn ép các mô mềm, chèn ép thần kinh, gây biến dạng chi thể, ảnh hưởng tới chất lượng của cuộc sống.

Hình ảnh minh họa U xương sụn

Hình ảnh minh họa U xương sụn

     2. Nguyên nhân hình thành u xương sụn

     Ngày nay việc tìm hiểu nguyên nhân gây  nên bệnh u xương sụn cũng đã được nhiều nhà nghiên cứu chú ý tuy nhiên chưa có một nguyên nhân nào thực sự rõ ràng. Một số giả thuyết cho rằng việc hình thành u có liên quan tới yếu tố di truyền, trẻ sử dụng một vài loại thuốc tác động đến sự phát triển của xương sụn, do ảnh hưởng của tia xạ …………

   3. Các triệu chứng của u xương sụn

     Một số biểu hiện của u xương sụn :

  • Sờ thấy có khối cứng chắc, ranh giới rõ ràng ở đùi, cẳng chân, cánh tay ….. khối u không di động, liền với thành xương.
  • Đau nhức tại các khớp liền kề khối u.
  • Có sự biến đổi về hình dạng chi thể như: Cong vẹo, lệch trục hoặc ngắn chi.

    4. Chẩn đoán về u xương sụn 

Chẩn đoán u xương sụn tương đối dễ dàng do bệnh nhân đến viện hầu hết là khi khối u tương đối to. Tuy nhiên một số các xét nghiệm cận lâm sàng giúp cho việc chẩn đoán u xương sụn chính xác hơn

– XQ : là phương tiện đầu tay để chẩn đoán. Xquang có thể thấy hình nấm sụn có cuống, bắt nguồn từ thành xương gần sụn phát triển, và thường nghiêng hướng xa khớp. Tổn thương này hiếm khi phát triển rộng ra sau tuổi trưởng thành.

– Cắt lớp vi tính: Các bác sĩ cũng có thể yêu cầu chụp thêm cắt lớp vi tính (CT) để đánh giá chính xác hơn vị trí, kích thước, tính chất cũng như có hay không có ngấm thuốc cản quang.

– Cộng hưởng từ (MRI): Giúp đánh giá lớp sụn, lớp xương dưới sụn, cũng như đánh giá xem khối u xương có phá hủy cấu trúc xương hay không.

– Sinh thiết: Trong quá trình phẫu thuật các phẫu thuật thuật viên sẽ lấy bệnh phẩm từ khối u xương để xác định chính xác là khối u xương lành tính hay ác tính

Một số hình ảnh minh họa:

Hình ảnh chụp X-quang U xương sụn 01

Hình ảnh chụp X-quang U xương sụn 01

Hình ảnh chụp X-quang U xương sụn 02

Hình ảnh chụp X-quang U xương sụn 02

   5. Điều trị về u xương sụn 

Hiện nay phương pháp điều trị u xương sụn chủ yếu là phẫu thuật.

Tại Bệnh viện Đa Khoa Tỉnh Phú Thọ đã thực hiện rất nhiều các ca phẫu thuật đục bỏ u xương lành tính, sau phẫu thuật đã đem lại kết quả rất tốt cho bệnh nhân.

*) Các bước tiến hành phẫu thuật:

Bước 1: Vô cảm

Bệnh nhân sẽ được gây mê NKQ, tê đám rối cánh tay hoặc gây tê đám rối thắt lưng.
Bước 2: Phẫu thuật cắt u xương sụn

– Garo gốc chi, tốt nhất garo hơi.

– Rạch da dọc theo trục chi tại vị trí tiếp cận khối u dễ nhất. Tránh tổn thương các mạch máu, dây thần kinh dưới da.

– Tách cân cơ bộc lộ toàn bộ khối u

– Đánh giá đại thể khối u, tính chất phần mềm quanh khối u.

– Dùng đục, đục bỏ u xương.

– Lấy tổ chức u gửi làm giải phẫu bệnh.

– Tháo garo cầm máu diện cơ nếu có chảy máu.

– Đặt dẫn lưu có áp lực âm tại vị trí phẫu thuật.

– Khâu phục hồi phần mềm.

Sau phẫu thuật thuật bệnh nhân sẽ được điều trị thay băng hàng ngày, dùng thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh từ 7 đến 10 ngày và nếu ổn định sẽ được xuất viện.

KHOA CHẤN THƯƠNG 1 – BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Facebook
Twitter

Có thể bạn quan tâm

Tải ứng dụng Hồ sơ sức khỏe

Kết nối với bác sĩ trực tuyến, xem hồ sơ sức khỏe trực tuyến

Đánh giá bài viết

5/5

Bài viết nổi bật