Trị liệu vận động cưỡng bức (Constraint – Induced Movement Therapy) – CIMT

Trị liệu vận động cưỡng bức (CIMT) là một kỹ thuật phục hồi chức năng được thực hiện để giảm thiểu các vấn đề chức năng ở chi trên bị ảnh hưởng nhiều nhất ở người bệnh đột quỵ. Kỹ thuật điều trị này hạn chế các cử động của tay khỏe hơn, thường là bằng băng hoặc găng tay trong 90% số giờ thức, và cố gắng sử dụng tay yếu hơn.

Trị liệu vận động cưỡng bức
Trị liệu vận động cưỡng bức

Trị liệu vận động cưỡng bức (CIMT) là gì ?

Sau đột quỵ, lấy lại sức mạnh và chức năng ở tay yếu hơn có thể là một thách thức. CIMT bao gồm việc luyện tập tích cực cho tay yếu hơn trong khi hạn chế sử dụng tay khỏe hơn. Cụ thể, việc sử dụng tay khỏe hơn bị hạn chế bởi việc sử dụng găng tay hoặc băng trong thời gian dài mỗi ngày. Mục đích là khuyến khích người bệnh sử dụng tay yếu hơn để thực hiện các hoạt động hàng ngày.

CIMT được sử dụng để làm gì cho những người bệnh bị đột quỵ?

Mục tiêu của Trị liệu vận động cưỡng bức là giúp lấy lại sức mạnh và chức năng ở bên yếu hơn của cơ thể, thường là bên bị ảnh hưởng bởi đột quỵ. Trị liệu vận động cưỡng bức được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Đối với người bệnh đột quỵ sử dụng nó để trị liệu cánh tay và bàn tay.

43e1d31659aba7f5feba45 1

Đối tượng áp dụng phương pháp Trị liệu vận động cưỡng bức

Trị liệu vận động cưỡng bức sử dụng cho các bệnh nhân bị bệnh lý thần kinh trung ương gây yếu và ít sử dụng chi trên một bên như : đột quỵ, chấn thương sọ não ,bại não…

Đối với bệnh nhân đột quỵ việc áp dụng kỹ thuật CIMT sớm mang lại hiệu quả cao. Giai đoạn sau 6 tháng hiệu quả điều trị giảm dần. Với những trường hợp áp dụng muộn trên 18 tháng thì hầu như ko có hiệu quả.

Phương pháp điều trị này đã được kiểm tra bằng cách sử dụng các nghiên cứu chất lượng cao và cho thấy sự cải thiện chức năng chi trên ở một số bệnh nhân sau đột quỵ – đặc biệt là những người đã có một số cử động ở cánh tay và bàn tay.

Các nghiên cứu đã báo cáo rằng những người bệnh nhận Trị liệu vận động cưỡng bức kiểm soát tay yếu tốt hơn và khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày tốt hơn chẳng hạn như nấu ăn và mặc quần áo khi so sánh với những người bệnh đột quỵ đã nhận được các phương thức trị liệu cánh tay và bàn tay khác..

300989128 390411419834447 3962123587724235423 n 2

Ai cung cấp phương pháp điều trị?

Bác sĩ điều trị sẽ quyết định phương pháp điều trị nào phù hợp nhất cho người bệnh. CIMT thường yêu cầu người bệnh đeo găng tay lớn ở tay bên khỏe, nhiều giờ một ngày, bảy ngày một tuần, trong khoảng hai tuần hoặc hơn. Găng tay được đeo để khuyến khích người bệnh sử dụng cánh tay và bàn tay bên yếu hơn để làm các công việc hàng ngày.

Ngoài ra, kỹ thuật viên hoạt động trị liệu sẽ hướng dẫn người bệnh thực hiện các bài tập và cũng có thể cung cấp các bài tập để người bệnh tự thực hiện hoặc với một thành viên trong gia đình. Mặc dù kết quả có thể khác nhau ở mỗi người, nhưng có bằng chứng khoa học cho thấy nhiều người nhận được liệu pháp này có thể cải thiện việc sử dụng bên tay yếu hơn

Trị liệu vận động cưỡng bức thường được thực hiện bởi kỹ thuật viên hoạt động trị liệu tại đơn vị phục hồi chức năng. Tuy nhiên, nhiều bài tập phải được thực hiện ngoài thời gian điều trị. Các thành viên trong gia đình đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp người bệnh thực hiện các bài tập này. Do đó, người bệnh và người chăm sóc cần nắm được thông tin cụ thể về các bài tập để đảm bảo hiệu quả trong quá trình điều trị.

Thời gian Trị liệu vận động cưỡng bức là bao lâu?

Trị liệu vận động cưỡng bức được luyện cường độ cao, lặp đi lặp lại đối với tay yếu hơn thường được thực hiện trong 90% số giờ thức (khoảng 13 giờ / ngày) trong khoảng thời gian 2 tuần. Điều này có thể được thực hiện tại đơn vị Phục hồi chức năng, tại nhà, và bất cứ nơi nào khác có thể an toàn.

Một dạng CIMT thay thế – CIMT đã sửa đổi (mCIMT) – được thực hiện trong ít giờ hơn và có thế kéo dài nhiều tuần hơn. Bác sĩ sẽ giúp người bệnh lựa chọn chương trình điều trị phù hợp đối với mỗi bệnh nhân : CIMT hoặc mCIMT

Thời gian điều trị thường kéo dài vì vậy kỹ thuật này đòi hỏi sự tự giác và cam kết của người bệnh, cũng như sự tham gia tích cực của gia đình người bệnh vào quá trình điều trị để mang lại kết quả phục hồi tốt nhất.

Đơn vị Phục hồi chức năng Thần kinh – Đột quỵ là một đơn vị trực thuộc Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ. Được thành lập từ năm 2018, Đơn vị đã và đang là mắt xích quan trọng trong quy trình hoàn chỉnh từ cấp cứu, điều trị tới phục hồi chức năng cho người bệnh đột quỵ, giúp người bệnh sớm trở về với cuộc sống thường ngày.

Bác sĩ Chuyên khoa I Bùi Phương Tú

 

 

 

 

 

 

 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Facebook
Twitter

Có thể bạn quan tâm

Tải ứng dụng Hồ sơ sức khỏe

Kết nối với bác sĩ trực tuyến, xem hồ sơ sức khỏe trực tuyến

Đánh giá bài viết

5/5

Bài viết nổi bật