TIÊU CHẢY CẤP Ở NGƯỜI LỚN VÀ TRẺ EM

I .  Định nghĩa

  • Tiêu chảy: là tình trạng đi ngoài phân lỏng hoặc tóe nước ≥ 3 lần trong 24 giờ
  • Tiêu chảy cấp: Là tiêu chảy khởi đầu cấp tính và kéo dài không quá 14 ngày
  1. Dịch tễ học
  • Ở trẻ < 5 tuổi theo WHO năm 2017 :
  • Tiêu chảy cấp là nguyên nhân thứ 2 gây tử vong ở trẻ < 5 tuổi, trung bình mỗi năm có 525.000 trẻ. Mỗi ngày trôi qua có 1400 trẻ <5 tuổi chết vì tiêu chảy cấp.
  • Mỗi năm có khoảng 2,5 tỷ ca tiêu chảy cấp ở trẻ em được ghi nhận.
  • Tiêu chảy cấp hoàn toàn có thể dự phòng và điều trị được
  • Ở người lớn
  • Một nghiên cứu ở Pháp, mỗi năm có hơn 3 triệu ca tiêu chảy cấp. Ở Mỹ có 47,8 triệu ca tiêu chảy cấp , tiêu tốn 150 triệu đô la. Số người chết vì tiêu chảy cấp tại Mỹ là 1351 người trong tổng số 9,4 triệu ca.

III. Triệu chứng lâm sàng:

Triệu chứng cơ năng

Các tác nhân gây bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ và những lưu ý.
Các tác nhân gây bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ và những lưu ý.
  • Đau bụng: Đau bụng vùng quanh rốn, đau quặn cơn, mỗi cơn đau có thể kéo dài 2-3 phút
  • Buồn nôn: Cảm giác buồn nôn
  • Nôn: Có thể gặp triệu chứng nôn ra thức ăn, nôn số lượng có thể ít hoặc nhiều
  • Tiêu chảy: Số lần ≥ 3 lần/ngày; phân có thể lỏng hoặc tóe nước, cũng có một số trường hợp có phân có lẫn máu, tùy loại nguyên nhân có thể phân có màu trắng
  • Khát nước : Bệnh nhân có biểu hiện khát nước nếu số lượng nước mất nhiều.
  • Khám lâm sàng:
  • Toàn trạng:gầy sút cân nhanh khi kèm tiêu chảy và nôn nhiều.
  • Dấu hiệu mất nước thường xuất hiện sớm: trong những ngày đầu: da khô, véo da dương tính, khát. Khi có dấu hiệu mất nước, cần bồi phụ nước điện giải sớm, tránh các biến chứng nặng do rối loạn nước và điện giải gây ra.
  • Khám bụng : Bụng mềm, chướng nhẹ
  • Phân độ mức độ:

 

Lâm sàng Mất nước nhẹ Mất nước vừa Mất nước nặng
Tinh thần Tỉnh táo Thờ ơ Li bì, hôn mê
Khát nước Không Khát ít Rất khát nước
Hố mắt Bình thường Hơi trũng Rất trũng
Da, môi Khô, tái nhẹ Môi khô, da khô lạnh Khô, xanh, tái lạnh
Mạch Nhanh Rất nhanh Rất nhanh, yếu
Nước tiểu Bình thường hay

< 1ml/kh/

< 0,5ml/kg/h Vô niệu

Cận lâm sàng:

  • Công thức máu, HCT: đánh giá mức độ mất nước
  • Sinh hóa: Ure, creatinin, điện giải đồ, CRP; Procalcitonin: đánh giá tình trạng viêm , biến chứng tổn thương thận, rối loạn điện giải
  • Cấy máu nếu sốt cao
  • Xét nghiệm phân, nuôi cấy phân: đánh giá căn nguyên
  1. Chẩn đoán
  • Chẩn đoán nguyên nhân

Vi khuẩn
Virus Kí sinh trùng
Shigella species

Salmonella

Campylobacter jejuni

Yersinia enterocolitica

Listeriosis

Escherichia coli

Vibrio cholerae O1

Clostridium difficile

 

Norovirus

Rotavirus

E.histolytica

 Điều trị

  • Điều trị triệu chứng :
  • Bù nước, điện giải : tùy thuộc vào mức độ mất nước nặng hay nhẹ

+Nếu mất nước nặng: truyền dung dịch đẳng trương Nacl 0,9% hoặc Ringerlactat

+ Nếu mất nước trung bình, nhẹ : Uống ORS có áp suất thấp:

Với trẻ em:

Tổng lượng dịch cần bù trong 24 giờ = lượng đã thiếu hụt + lượng duy trì + lượng tiếp tục mất.

  • Cách tính lượng dung dịch nước điện giải cần bù cho lượng đã thiếu hụt ở trẻ tiêu chảy cấp:

+ Mất nước trung bình: 30 – 80 ml/kg thể trọng trong 4 – 6 giờ.

+ Mất nước nặng: 100 ml/kg thể trọng trong 4 – 6 giờ.

  • Cách tính lượng ORS duy trì:

+ 10kg thể trọng đầu tiên: 100 ml/kg/24 giờ.

+ 10kg thể trọng tiếp theo: thêm 50 ml/kg/ngày.

+ Hơn 20 kg thể trọng: thêm 20 ml/kg/ngày.

  • Lượng nước tiếp tục mất: thêm 10 ml/kg cho mỗi lần trẻ đi cầu lỏng hoặc ói.
  • Các thuốc điều trị triệu chứng: Thuốc bọc niêm mạc đường tiêu hóa ( Smecta); men tiêu hóa : Enterogermina; antibio; thuốc kẽm giảm mức độ nặng của bệnh , rút ngắn thời gian tiêu chảy; Thuốc kháng tiết trong trường hợp tiêu chảy do cơ chế xuất tiết: Racecadotril; thuốc giảm nhu động
  • Với trẻ nhỏ dinh dưỡng quan trọng:
  • Trẻ bú mẹ: tiếp tục bú mẹ.
  • Trẻ bú bình: tiếp tục bú bình sau khi bù dịch được 4 – 6 giờ.
  • Trẻ ăn dặm: tiếp tục ăn dặm, bớt thức ăn nhiều mỡ và đường.
  • Trường hợp trẻ bú bình tiêu phân toàn nước vẫn còn tiêu lỏng sau 5 ngày điều trị: có thể khuyến cáo đổi sang dùng sữa không lactos
  • Thuốc kháng sinh

 

Kháng sinh Người lớn Trẻ em
Ciprofloxacin 500mg x lần/ngày x 3 – 5 ngày 30 mg/kg/ngày chia 2 lần x 3 – 5 ngày
Norfloxacin 400mg x 2 lần/ngày x 3 – 5 ngày 25 mg/kg/ngày chia 2 lần/ngày x 3 – 5 ngày
Ofloxacin 400mg x 2 lần/ngày x 3 – 5 ngày 15 mg/kg/ngày chia 2 lần/ngày x 3 – 5 ngày
Azithromycin 1000 mg/ngày 1 liều x 3 – 5 ngày 20 mg/kg/ngày 1 liều x 3 – 5 ngày
Metronidazole 500mg x 3 lần/ngày x 5 – 10 ngày

(nửa liều nếu điều trị Giardia)

30 mg/kg/ngày chia 3 lần x 5 – 10 ngày

(nửa liều nếu điều trị Giardia

 

  1. Khuyến cáo và phòng bệnh
  • Thực hiện vệ sinh cẩn thận, bao gồm rửa tay thường xuyên bằng xà phòng trước khi xử lý thức ăn hoặc ăn, sau khi thay tã, đi vệ sinh…để tránh vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
  • Khi ăn uống, mọi người nên uống nước đã đun sôi hoặc tiệt trùng kĩ; ăn chín uống sôi, tránh đồ tái sống
  • Đối với các hộ chăn nuôi, khi tiếp xúc với gia súc, gia cầm bị bệnh nên chủ động sử dụng dụng cụ bảo hộ, quần áo, giày khi vào chuồng trại, tránh để chất thải của gia súc gia cầm ở gần khu vực người sinh sống, ăn ở. Tránh ôm ấp hay gần gũi với thú cưng khi chúng bị bệnh.
  • Đối với người thường xuyên chăm sóc trẻ em, cần lưu ý rửa tay trước khi cho trẻ ăn hoặc bú sữa, rửa tay sau khi thay tã cho trẻ, sau khi đi vệ sinh và ngay sau khi bị dây bẩn.
  • Khi trẻ được bú mẹ ít nhất 6 tháng, kéo dài tới 2 tuổi sẽ giảm nguy cơ tiêu chảy. Cho trẻ uống vitamin A cũng có thể giúp hạn chế bị tiêu chảy

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Facebook
Twitter

Có thể bạn quan tâm

Tải ứng dụng Hồ sơ sức khỏe

Kết nối với bác sĩ trực tuyến, xem hồ sơ sức khỏe trực tuyến

Đánh giá bài viết

5/5

Bài viết nổi bật