Giãn tĩnh mạch thừng tinh: Dấu hiệu, nguyên nhân và điều trị

Thống kê có khoảng 10-15% nam giới sau tuổi dậy thì mắc giãn tĩnh mạch thừng tinh. Căn bệnh này còn là nguyên nhân gây ra 15-25% các trường hợp vô sinh nam nguyên phát và 75-81% vô sinh nam thứ phát.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là gì?

Thừng tinh là 1 ống đi từ mỗi bên tinh hoàn lên phần dưới ổ bụng, nó chứa các ống dẫn tinh, mạch máu, mạch bạch huyết và dây thần kinh.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh (GTMTT) là hiện tượng giãn bất thường của tĩnh mạch tinh và đám rối tĩnh mạch tinh (bình thường tĩnh mạch tinh của đám rối tĩnh mạch tinh có đường kính khoảng từ 2mm trở xuống). GTMTT có thể xảy ra ở một bên hoặc cả hai bên tinh hoàn. Tuy nhiên theo lâm sàng, tinh hoàn bên trái xuất hiện nhiều hơn, chiếm đến 90%.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh
Giãn tĩnh mạch thừng tinh

Dấu hiệu/Triệu chứng của giãn tĩnh mạch thừng tinh

– Có cảm giác khó chịu, căng tức, đau tinh hoàn. Đôi khi người bệnh có cảm giác nóng ở bìu hoặc một tình trạng khó chịu mơ hồ ở bìu.

– Tự nhìn thấy hoặc sờ thấy búi tĩnh mạch giãn to ngoằn ngoèo như búi giun nằm trong bìu khi đứng.

– Tự sờ thấy tinh hoàn một bên nhỏ hơn bên đối diện và lo lắng đi khám bệnh.

– Khó có con

Hiện tượng giãn bất thường của tĩnh mạch tinh
Hiện tượng giãn bất thường của tĩnh mạch tinh

Nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch thừng tinh

Hiện nay, có rất nhiều giả thuyết xung quanh nguyên nhân đưa đến giãn tĩnh mạch thừng tinh.

Cơ chế GTMTT là do không có van hoặc thiểu năng hệ thống van, vì vậy có trào ngược máu từ tĩnh mạch thận vào đám rối tĩnh mạch tinh làm tĩnh mạch dần dần giãn rộng.

Hoặc trường hợp tăng áp lực ổ bụng, làm cho máu lưu thông về bên dưới kém hơn. Như trường người bệnh bị ho nhiều, hay táo bón sẽ gây áp lực lên trên ổ bụng, máu lưu thông sẽ kém hơn. Thậm chí có những trường hợp bướu trong ổ bụng gây chèn ép, máu lưu thông về kém hơn, làm giãn tĩnh mạch thừng tinh.

Điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh

Nếu giãn mạch thừng tinh không gây ra các triệu chứng như đau tinh hoàn, teo nhỏ tinh hoàn hoặc các vấn đề về sinh sản thì có thể điều trị nội khoa. Hiện nay, điều trị giãn tĩnh mạch tinh chủ yếu là điều trị can thiệp ngoại khoa, kết quả làm tăng số lượng và chất lượng tinh trùng, tăng tỷ lệ có thai cho vợ chồng người bệnh.

Các phương pháp can thiệp được áp dụng, bao gồm:

+ Phẫu thuật mở cổ điển

+ Phẫu thuật nội soi, nút mạch chọn lọc dưới hướng dẫn của X quang và vi phẫu thuật.

Trong đó, vi phẫu thuật là phương pháp mang lại hiệu quả cao nhất cho người bệnh. Ưu điểm của vi phẫu thuật là bộc lộ được từng tĩnh mạch giãn tới tận tinh hoàn. Vì vậy sẽ thấy được hết các tĩnh mạch giãn, kể cả các tĩnh mạch hoặc vòng nối bất thường. Do đó đã hạn chế được nguy cơ tái phát của bệnh.

Ca phẫu thuật ngoại khoa sử dụng kính vi phẫu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ
Ca phẫu thuật ngoại khoa sử dụng kính vi phẫu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ

Một trong những nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng vô sinh ở nam giới là do bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh. Việc điều trị kịp thời và đúng cách sẽ giúp bệnh nhân cải thiện chất lượng tinh trùng, tăng khả năng có con. Tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ, kĩ thuật vi phẫu thuật đã và đang được triển khai thường quy. Vì vậy bạn có thể đến bệnh viện để được tư vấn và lựa chọn phương pháp can thiệp phù hợp và kịp thời.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Facebook
Twitter

Có thể bạn quan tâm

Tải ứng dụng Hồ sơ sức khỏe

Kết nối với bác sĩ trực tuyến, xem hồ sơ sức khỏe trực tuyến

Đánh giá bài viết

5/5

Bài viết nổi bật