Nối dài sự sống: Mổ cầu tay chạy thận – AVF. Trái tim thứ 2 của người bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối.

Đường vào mạch máu gồm hai loại:

  • Đường vào mạch máu lâu dài:

+ Cầu nối thông động tĩnh mạch  tự thân (AVF)

+ Cầu nối thông động tĩnh mạch nhân tạo (AVG)

+ Catheter đôi có cuff,tạo đường hầm

  • Đường vào mạch máu tạm thời:

+ Catheter tĩnh mạch cảnh trong

+ Catheter tĩnh mạch dưới đòn

+Catheter tĩnh mạch đùi

Trong các phương pháp này,  nối thông động – tĩnh mạch tự thân (AVF) là loại đường vào mạch máu phổ biến nhất vì ít biến chứng, thời gian sử dụng lâu dài, khả năng cung cấp dòng máu ổn định hơn so với những loại đường vào mạch máu khác.

Phẫu thuật tạo cầu nối  động tĩnh mạch là phẫu thuật nối thông giữa động mạch và tĩnh mạch nhằm động mạch hóa tĩnh mạch, đảm bảo đủ lưu lượng trong quá trình chạy thận nhân tạo

Trong phẫu thuật nối thông động tĩnh mạch, căn cứ vào vị trí giải phẫu, chúng ta có các kiểu nối sau đây (được đề cập từ xa đến gần):

a3

+ Vị trí bàn tay: tại hõm lào (vị trí 1) Đây là vị trí xa nhất ở chi trên có thể thiết lập được đường vào mạch máu.

+ Vị trí cổ tay: miệng nối được tạo bởi động mạch quay và tĩnh mạch đầu: (vị trí 2) Đây là vị trí kinh điển và phổ biến nhất.

+ Vị trí cổ tay: miệng nối tạo bởi động mạch trụ và tĩnh mạch nền: (vị trí 3) Trong một số trường hợp, hệ tĩnh mạch đầu ở cẳng tay không cho phép thiết lập cầu nối,  vị trí này là một lựa chọn.

+ Vị trí khuỷu tay: (vị trí 4) miệng nối được thiết lập giữa động mạch cánh tay và tĩnh mạch đầu tại vị trí khuỷu. Đây là lựa chọn cho những người bệnh mà hệ tĩnh mạch tại cẳng tay không cho phép thiết lập cầu nối hoặc đã được thiết lập cầu nối nhưng đã hỏng sau thời gian sử dụng hoặc thất bại. Vị trí này có tốc độ dòng máu cao và thường ổn định. Đồng thời nó cũng có một số hạn chế, như: nguy cơ gây hội chứng thiếu máu đầu chi.

(Hình ảnh các bác sĩ Trung tâm Thận - Lọc máu đang làm phẫu thuật mổ cầu tay chạy thận cho bệnh nhân)
(Hình ảnh các bác sĩ Trung tâm Thận – Lọc máu đang làm phẫu thuật mổ cầu tay chạy thận cho bệnh nhân)

Mổ cầu tay chạy thận ở đâu an toàn hiệu quả?

TTUT-BS CKII THIỀU THỊ THANH THỦY cho biết:

Tại trung tâm Thận – Lọc máu Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ, bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối có chỉ định điều trị thay thế thận bằng phương pháp thận nhân tạo sẽ được các bác sĩ  chỉ định mổ cầu tay. Phẫu thuật này được thực hiện bởi đội ngũ bác sỹ tận tâm,  giàu kinh nghiệm và trang thiết bị y tế tiên tiến hiện đại để mang đến cho người bệnh một cầu tay đáp ứng tốt cho quá trình chạy thận nhân tạo quyết định tới việc nâng cao chất lượng sống cho người bệnh. Chúng tôi luôn tâm niệm AVF – trái tim thứ 2 của mỗi người bệnh suy thận mạn thận nhân tạo chu kỳ, vấn đề chăm sóc, bảo vệ giữ gìn AVF không chỉ là nhiệm vụ của người bệnh mà còn là ý thức trách nhiệm của mỗi cán bộ y tế.

Trung tâm Thận – Lọc máu – Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ

Hotline: 1800.888.989

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Facebook
Twitter

Có thể bạn quan tâm

Tải ứng dụng Hồ sơ sức khỏe

Kết nối với bác sĩ trực tuyến, xem hồ sơ sức khỏe trực tuyến

Đánh giá bài viết

5/5

Bài viết nổi bật