Người mắc COVID 19 có tỷ lệ bị viêm cơ tim cao gấp 14 lần so với người không mắc COVID.

Theo một nghiên cứu mới đây được công bố trên tạo chí Circulation và CDC Hoa Kỳ cho thấy những bệnh nhân mắc COVID 19 có nguy cơ bị viêm cơ tim cao gấp 14 lần. Virut đã làm tổn thương các cơ tim theo một cơ chế đặc biệt, điều này được các nhà khoa học trên toàn thế giới lưu tâm.

Khong co tieu de 1920 × 1080
Viêm cơ tim và COVID 19

Viêm Cơ tim là gì ?

Viêm cơ tim là tình trạng viêm đi kèm theo hoại tử các tế bào cơ tim. Viêm cơ tim có thể do nhiều nguyên nhân (như nhiễm trùng, chất gây độc tim, thuốc, và các bệnh hệ thống như sarcoidosis), nhưng thường là tự phát. Lâm sàng khá đa dạng và có thể bao gồm: mệt mỏi, khó thở, phù, đánh trống ngực và đột tử. Chẩn đoán dựa trên các triệu chứng lâm sàng, bất thường về điện tim, marker sinh học của tim và chẩn đoán hình ảnh tim khi không có các yếu tố nguy cơ tim mạch. Chẩn đoán xác định viêm cơ tim dựa vào sinh thiết nội tâm mạc. Điều trị tùy theo nguyên nhân, nhưng thường bao gồm thuốc điều trị suy tim và rối loạn nhịp, hiếm khi có chỉ định phẫu thuật (đặt bóng đối xung động mạch chủ, thiết bị hỗ trợ thất trái, ghép tim). Liệu pháp ức chế miễn dịch được sử dụng trong một số loại viêm cơ tim (ví dụ như viêm cơ tim quá mẫn, viêm cơ tim tế bào khổng lồ, viêm cơ tim do sarcoidosis)

COVID 19 liên quan đến Viêm cơ tim như thế nào ?

Ước tính khoảng xấp xỉ 7% số ca bệnh nhiễm COVID-19 có rối loạn chức năng tim mạch là do viêm cơ tim. Đây là con số đáng phải lưu ý, bởi mức độ nguy hiểm và khả năng tử vong do bệnh lý viêm cơ tim là vô cùng khó kiểm soát. Cơ chế gây tổn thương cơ tim do virus nói chung và SARS-CoV-2 nói riêng vô cùng phức tạp và có những điểm chưa được chứng minh rõ ràng. Theo các nghiên cứu gần đây, chủ yếu các tế bào miễn dịch của cơ thể và sự phản ứng quá mức của hệ thống các trung gian phản ứng viêm lên các tế bào cơ tim gây tổn thương tế bào cơ tim, kết cục gây ra tình trạng suy giảm chức năng tim và các rối loạn nguy hiểm khác.

Các thống kê khác cho thấy : Trước COVID 19 tỷ lệ mắc bệnh viêm cơ tìm là từ 1-10 trường hợp/ 100 000 người mỗi năm tỷ lệ này cao nhất ở nam giới từ 18 -30 tuổi. Khi  bắt đầu  có COVID 19 thì tỷ lệ bị bệnh viêm cơ tim là 146/100 000 người/  Nguy cơ cao hơn đối với nam giới lớn tuổi ( từ 50 tuổi trở lên ) và trẻ em dưới 16 tuổi. Cầu thủ bóng đá Alphonso Davies, 21 tuổi, của đội tuyển nam quốc gia Canada đã phải ngồi dự bị vì viêm cơ tim sau khi bị COVID 19

Alphonso Davies từng bị mắc viêm cơ tim kiến cho anh phải ngồi dự bị và không được tham gia đá bóng ảnh minh họa
Alphonso Davies từng bị mắc viêm cơ tim kiến cho anh phải ngồi dự bị và không được tham gia đá bóng ảnh minh họa

Dấu hiệu nhận biết viêm cơ tim hầu như là không đặc hiệu. Đa phần tình trạng đau tức nặng ngực trái xuất hiện sau đợt viêm long đường hô hấp trên (chảy mũi, đau họng, viêm mũi…), sốt, khó thở. Hoặc có thể biểu hiện cấp tính bởi tình trạng khó thở cấp, suy tim cấp, rối loạn nhịp nguy hiểm… Viêm cơ tim do SARS- CoV-2 cũng được mô tả tương tự với nhóm bệnh do căn nguyên virus, đa dạng và không đặc trưng bởi bất kì triệu chứng nào.

Người đã  tiêm Vaccine thì tỷ lệ bị viêm cơ tim giảm đáng kể.

Viêm cơ tim sau khi tiêm vaccine COVID 19 là rất hiếm và nguy cơ nhỏ hơn nhiều so với các bệnh lý tim khác liên quan đến COVID 19. Dựa trên một nghiên cứu ở Israel, nguy cơ mắc bệnh viêm cơ tim sau tiêm vaccine là 2.13/100 000 trường hợp được tiêm chủng, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc được tiêm Vaccine covid mRNA làm giảm đáng kể tình trạng Viêm cơ tim, đa số người bệnh đã được tiêm chủng hầu hết là chỉ có triệu chứng nhẹ và khỏi nhanh, rất ít trường hợp trở nên nặng nề.

 

 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Facebook
Twitter

Có thể bạn quan tâm

Tải ứng dụng Hồ sơ sức khỏe

Kết nối với bác sĩ trực tuyến, xem hồ sơ sức khỏe trực tuyến

Đánh giá bài viết

5/5

Bài viết nổi bật