Bênh lý cân gan chân

 

Viêm cân gan chân là đau tại vị trí bám của cân gan chân vào xương gót (viêm điểm bám gân xương gót), có hoặc không kèm theo đau dọc theo dải giữa cân gan chân.

Các triệu chứng đau ở cân gan chân được gọi là viêm cân gan chân; tuy nhiên, bởi vì nó thường không có viêm nên gọi là bệnh lý cân gan chân là chính xác hơn. Các thuật ngữ khác cũng được dùng bao gồm bệnh lý điểm bám gân xương gót hoặc hội chứng gai xương gót; tuy nhiên, có thể không có gai xương trên xương gót. Bệnh lý cân gan chân có thể liên quan đến việc kéo căng cấp hoặc mạn tính, rách và thoái hóa cân gan chân ở vị trí bám của nó.

Căn nguyên của bệnh 

Các nguyên nhân đã biết của viêm cân gan chân bao gồm co ngắn lại hoặc co cứng cơ bắp chân và cân gan chân. Các yếu tố nguy cơ đối với co ngắn như vậy bao gồm lối sống tĩnh tại, công việc đòi hỏi ngồi nhiều, vòm gan chân cao hoặc thấp và đi giày cao gót kéo dài. Bệnh cũng phổ biến ở những người chạy nhiều, vũ công và có thể xảy ra ở những người có nghề nghiệp liên quan đến đứng hoặc đi lại nhiều trên bề mặt cứng trong một thời gian dài.

Các bệnh có thể liên quan đến bệnh lý cân gan chân là béo phìviêm khớp dạng thấpviêm khớp phản ứng, và viêm khớp vảy nến.

Các triệu chứng và dấu hiệu của bệnh lý cân gan chân

Bệnh lý cân gan chân đặc trưng bởi đau ở phần dưới của gót ở tư thế chịu trọng lượng, đặc biệt khi bước những bước đầu tiên vào buổi sáng; đau thường giảm đi trong vòng 5 đến 10 phút, chỉ đau trở lại vào cuối ngày. Thường đau nặng hơn khi đẩy gót chân xuống (giai đoạn đẩy người của dáng đi) và sau khi nghỉ ngơi. Đau gót chân cấp tính, nặng, đặc biệt có sưng nhẹ tại chỗ, có thể gợi ý tình trạng rách cân gan chân cấp tính. Một số bệnh nhân mô tả đau bỏng rát hoặc đau tức dọc theo bờ trong của gan chân khi đi bộ.

Bệnh lý cân gan chân
Bệnh lý cân gan chân

Chẩn đoán 

Khám lâm sàng:

Bệnh lý cân gan chân có các dấu hiệu đau xuất hiện thường vào thời điểm bệnh nhân vận động bàn chân sau thời gian nghỉ ngơi như vào buổi sáng thức dậy hay sau ngủ trưa thức dậy đặt chân xuống nền để đi lại sẽ rất đau vùng gót chân có thể lan theo lòng bàn chân về phía trước dọc cân gan chân, khi vận động đi lại một thời gian triệu chứng đau sẽ giảm dần. Khi khám nếu ấn mạnh ngón tay cái vào xương gót khi bàn chân gấp về phía mu chân gây ra đau. Đau dọc theo bờ trong hay bờ ngoài của cân gan chân cũng có thể xuất hiện.

Cận Lâm sàng:

Siêu âm vùng cổ bàn chân sẽ có vai trò tích cực giúp chẩn đoán. Trên hình ảnh siêu âm thấy cân gan chân tại vị trí điểm bám dày giảm âm rõ (so sánh với bên đối diện) với bác sĩ có kinh nghiệm có thể đánh giá được độ dày giảm âm của cân gan chân tăng so với bình thường. Siêu âm doppler năng lượng có thể thấy một số trường hợp có tăng sinh mạch.

2.jpg

Sự xuất hiện của gai gót chân trên X-quang có thể hỗ trợ chẩn đoán; tuy nhiên, không có gai xương cũng không loại trừ chẩn đoán và có gai xương không phải lúc nào cũng là nguyên nhân gây ra các triệu chứng của bệnh lý cân gan chân. Ngoài ra, hiếm khi, các bệnh xuất hiện gai xương gót được xác định trên X-quang, việc biểu hiện sự hình thành xương mới gợi ý bệnh lý cột sống huyết thanh âm tính (ví dụ, viêm cột sống dính khớpviêm khớp phản ứng). Nếu nghi ngờ bị rách cân gan chân cấp tính thì chụp MRI.

3.jpg

Điều trị

Không dùng thuốc: Nẹp, kéo giãn, và đệm lót hoặc các dụng cụ chỉnh hình

Để giảm áp lực và giảm đau cân gan chân, người bệnh có thể đi bằng bước ngắn và tránh đi bằng chân trần. Các hoạt động ảnh hưởng đến chân như chạy bộ nên tránh. Các phương pháp điều trị hiệu quả nhất bệnh lý cân gan chân bao gồm việc sử dụng đệm gót giày và vòm gan chân kèm theo các bài tập kéo giãn cơ cẳng chân và các thanh nẹp ban đêm giúp kéo giãn cơ cẳng chân và cân gan chân khi bệnh nhân ngủ. Các dụng cụ chỉnh hình bàn chân được đúc sẵn hoặc chỉnh theo từng bệnh nhân cũng có thể làm giảm áp lực và triệu chứng cân gan chân.

Các phương pháp điều trị khác có thể bao gồm điều chỉnh hoạt động, dùng thuốc NSAID toàn thân, giảm cân ở bệnh nhân béo phì, liệu pháp mát-xa lạnh.

Tiêm corticosteroid là biện pháp điều trị có hiệu quả tốt, nhanh chóng, tuy nhiên việc điều trị bằng tiêm corticoid cần tuân thủ quy trình thủ thuật tránh lạm dụng để bảo đảm an toàn và tránh tác dụng phụ hay biến chứng của thuốc và kỹ thuật tiêm.

4

Đối với các trường hợp hay tái phát, vật lý trị liệu, corticosteroid đường uống, và khung cố định nên được sử dụng trước khi cân nhắc can thiệp ngoại khoa. Một cách điều trị mới hơn đối với các trường hợp hay tái phát là liệu pháp hoạt hóa xung ngoài cơ thể (extracorporeal pulse activation therapy – EPAT), trong đó các sóng xung tần số thấp được phân phối tại chỗ bằng cách sử dụng một thiết bị cầm tay. Sóng xung áp lực là một kỹ thuật an toàn, không xâm lấn giúp kích thích sự chuyển hóa và tăng cường tuần hoàn máu, giúp tái tạo mô bị tổn thương và đẩy nhanh quá trình lành bệnh.

Bs.Nguyễn Mạnh Thắng

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Facebook
Twitter

Có thể bạn quan tâm

Tải ứng dụng Hồ sơ sức khỏe

Kết nối với bác sĩ trực tuyến, xem hồ sơ sức khỏe trực tuyến

Đánh giá bài viết

5/5

Bài viết nổi bật