BỆNH SARCOIDOSIS (U HẠT): NGUYÊN NHÂN TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

CA LÂM SÀNG BỆNH SARCOIDOSIS

Bệnh nhân: Hà Thị T – 51 tuổi, thường trú tại Xã Thanh Đình – Việt Trì- Phú Thọ

Vào viện: 7h50 ngày 10/6/2022

Lý do: đau tức ngực

Bệnh nhân tiền sử khỏe mạnh vào viện vì đau tức ngực gầy sút cân, khám thấy nhiều hạch vùng cổ và bẹn, chụp CT bụng có nhiều hạch ổ bụng vùng rốn gan và quanh tụy, chụp CT ngực tổn thương nốt 2 bên phổi kèm theo nhiều hạch trung thất. Sinh thiết hạch: Sarcoidosis.

BỆNH SARCOIDOSIS

16062022 SARCOIDOSIS 2

Tổn thương trên phim chụp CT ngực bệnh nhân Hà Thị T

Chẩn đoán: Sarcoidosis biểu hiện tại hạch vùng cổ, hạch ổ bụng, phổi

Bệnh Sarcoidosis là bệnh lý u hạt không rõ nguyên nhân gây ảnh hưởng đến nhiều bộ phận trên cơ thể đặc biệt là phổi. Nếu không được theo dõi và điều trị đúng cách bệnh có thể gây ra các biến chứng lên nhiều cơ quan khác gây nguy hiểm tính mạng người bệnh. Bệnh được đặc trưng bởi sự hiện diện của tổn thương dạng u hạt nhưng không có hoại tử bã đậu, bao gồm:

  • Hạch rốn phổi hai bên
  • Tổn thương phổi dạng lưới, nốt
  • Tổn thương da, các khớp xương và/hoặc tổn thương mắt.
  • Tại Mỹ, tần suất bệnh ước tính khoảng 10-20/ 100.000 dân, tuy nhiên chưa có con số thống kê cụ thể số trường hợp mắc Sarcoidosis hằng năm. Theo nghiên cứu, tần suất mắc bệnh có sự khác nhau về các vùng địa lý và có tính gia đình trong một số chủng tộc khác nhau.

Bệnh xuất hiện một thời gian ngắn, trong đó có khoảng 60-70% các trường hợp tự khỏi bệnh và 20-30% bệnh nhân có biểu hiện tổn thương phổi vĩnh viễn. Khoảng 10-15% bệnh nhân tiến triển thành mạn tính. Tình trạng u hạt xơ hóa khiến các chức năng của một số cơ quan như phổi, tim, hệ thần kinh, gan, thận… bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí có thể gây tử vong.

KHÁI NIỆM BỆNH SARCOIDOSIS

Bệnh Sarcoidosis là bệnh gây ra các u nhỏ tạo thành các tế bào viêm trong phổi, có thể ảnh hưởng đến bất kỳ cơ quan nào trên cơ thể. Bệnh xuất hiện nhiều nhất ở phổi. Những khối u này được gọi là u hạt và có thể ảnh hưởng đến các hoạt động của phổi. Các u hạt này thường lành và tự biến mất. Tuy nhiên, nếu chúng không lành, mô phổi có thể bị viêm và tạo thành các vết sẹo gây xơ cứng, được gọi là xơ phổi, từ đó khiến cấu trúc phổi bị thay đổi, dẫn đến ảnh hưởng chức năng hô hấp.

16062022 SARCOIDOSIS 3

TRIỆU CHỨNG BỆNH SARCOIDOSIS

Bệnh thường xảy ra ở lứa tuổi thanh thiếu niên và người trưởng thành, người từ 10-40 tuổi chiếm từ 70-90% số ca bệnh. Trong đó khoảng một nửa số bệnh  nhân không có các triệu chứng lâm sang, bệnh được phát hiện một cách tình cờ bởi những bất thường trên phim chụp X-quang ngực khi đi khám sức khỏe. Các triệu chứng có thể gây ra bởi các cơ quan bị tổn thương bao gồm:

  • Phổi: khó thở, thở khò khè, ho khan, tức ngực.
  • Hạch bạch huyết: hạch sưng to, mềm thường ở cổ và ngực, cằm, nách, bẹn
  • Mắt: cảm giác bỏng rát, ngứa, chảy nước mắt, đỏ mắt, hạn chế tầm nhìn, giảm nhạy cảm về màu sắc, hiếm gặp có thể mù.
  • Da: tổn thương dạng u, loét, bạch biến thường gặp mũi mắt
  • Xương khớp: đau xương khớp vùng bàn tay, bàn chân hoặc các khớp khác.
  • Gan và lách: sốt, mệt mỏi, ngứa, đau bụng
  • Tim: khó thở, phù chân, khò khè, ho, đau ngực, loạn nhịp hoặc ngất.
  • Tuyến nước bọt: sưng tuyến nước bọt, khô miệng họng.
  • Hệ thần kinh: đau đầu, rối loạn tầm nhìn, yếu hoặc tê bì tay, chân.

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH SARCOIDOSIS

Hiện chưa xác định rõ nguyên nhân gây bệnh.

CHẨN ĐOÁN

  • Các triệu chứng ở các cơ quan như mô tả ở trên
  • X quang tim phổi: tìm thấy hạch to và các tổn thương khối nốt
  • CT ngực: phát hiện các hạch ở lồng ngực, tổn thương phổi
  • Đo chức năng hô hấp
  • Xét nghiệm máu: đánh giá các cơ quan gan, thận, xương
  • Nội soi phế quản: giúp quan sát đánh giá tổn thương phế quản, sinh thiết cựa phế quản hoặc hạch quanh khí quản
  • Sinh thiết phổi
  • Điện tim, siêu âm tim

BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH SARCOIDOSIS

Tiến triển của bệnh thay đổi giữa các cá nhân khác nhau. Trong một số trường hợp, bệnh Sarcoidosis xuất hiện trong một thời gian ngắn sau đó biến mất mà người bệnh không hề hay biết, chỉ có 20-30% bệnh nhân bị tổn thương phổi vĩnh viễn. Bệnh có thẻ làm suy giảm chức năng một số cơ quan, hiếm khi gây tử vong. Một số trường hợp tử vong thường do hậu quả của các biến chứng ở phổi, tim hoặc não.

ĐIỀU TRỊ BỆNH SARCOIDOSIS

Thống kê cho thấy, có khoảng 30-50% trường hợp mắc bệnh u hạt phổi tự khỏi trong vòng 3 năm, gần 30% tiến triển bệnh trong vòng 5-10 năm tiếp theo.

Theo GS.TS.BS Ngô Quý Châu cho biết: Sarcoidosis là bệnh lành tính có thể không hoạt động hoặc thoái lui tự phát nên chỉ định điều trị cần cân nhắc để tránh những tác dụng không mong muốn của thuốc. Thông thường những bệnh nhân chỉ có hạch rốn phổi, không có triệu chứng lâm sang, không có ảnh hưởng chức năng cơ quan khác thì không cần điều trị. Bác sỹ sẽ hẹn lịch tái khám định kỳ cho bệnh nhân nhằm phát hiện các dấu hiệu tiến triển của bệnh.

Các thuốc điều trị sarcoidosis bao gồm:

  • Corticoid
  • Methotrexate
  • Azathioprin
  • Hydroxychloroquine
  • Chlorambucil
  • Cyclophosphamide

PHÒNG BỆNH SARCOIDOSIS

Không có cách nào giúp ngăn ngừa bệnh triệt để. Trong trường hợp mắc bệnh, người bệnh tiếp tục sống khỏe mạnh duy trì lối sống khoa học lành mạnh như: ngừng hút thuốc lá, tránh tiếp xúc bụi khói, hóa chất và khí độc, uống nhiều nước, luyện tập thể dục, khám định kỳ.

CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SARCOIDOSIS

Trong thời gian điều trị, bệnh nhân nên ăn nhạt, tránh ánh nắng trực tiếp, chế độ ăn hạn chế canxi, không được dùng vitamin D kèm theo và tiêm phòng vacxin lao. Giữ tinh thần thoải mái tránh lo âu trầm cảm.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Facebook
Twitter

Có thể bạn quan tâm

Tải ứng dụng Hồ sơ sức khỏe

Kết nối với bác sĩ trực tuyến, xem hồ sơ sức khỏe trực tuyến

Đánh giá bài viết

5/5

Bài viết nổi bật