Bệnh Whitmore nguy hiểm như thế nào?

“Vi khuẩn ăn thịt người (tên khoa học Whitmore) là căn bệnh truyền nhiễm rất khó phát hiện do dễ nhầm lẫn với các bệnh khác và không được điều trị kịp thời. Ngay cả khi được chẩn đoán đúng bệnh, việc điều trị cũng vô cùng khó khăn và có nguy cơ tử vong cao.

Khoa Cấp cứu – Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ vừa tiếp nhận một ca bệnh nhiễm vi khuẩn Whitmore. Đó là trường hợp của người bệnh Nguyễn Thị Th (Sinh năm 1994) ở Nhữ Hán – Yên Sơn – Tuyên Quang. Chị Th được đưa vào Khoa Cấp cứu trong tình trạng sốt cao liên tục, khó thở nhiều, thể trạng suy kiệt, nhiều ổ áp xe lớn nhỏ ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể.

08102021 whitmore 1

Nguyên nhân gây bệnh

Theo chia sẻ của người nhà, ngay khi có những biểu hiện như sốt cao, ho nhiều, khó thở, người bệnh đã được đưa vào Bệnh viện đa khoa tỉnhTuyên Quang để điều trị. Tại đây người bệnh xuất hiện nhiều ổ áp xe ở các bộ phận khác nhau trên cơ thể. Người bệnh đã được lấy dịch ổ áp xe ở vú để nuôi cấy vi khuẩn, phát hiện có vi khuẩn Whitmore. Sau vài ngày điều trị nhưng tình trạng bệnh không tiến triển, gia đình đã xin chuyển người bệnh xuống Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ để tiếp tục điều trị.

Tại Khoa Cấp cứu, người bệnh được chẩn đoán theo dõi nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi nặng, áp xe cơ do vi khuẩn Whitmore. Các bác sĩ đã tiến hành cấy đờm, cấy máu, cấy dịch ổ áp xe tại tuyến vú và cho người bệnh làm các xét nghiệm cần thiết, điều trị kháng sinh liều cao.

08102021 whitmore 2

Sau một tuần theo dõi và điều trị, người bệnh đã cắt sốt, các triệu chứng nhiễm trùng giảm nhiều. Ba tuần điều trị tiếp theo, các ổ áp xe đã biến mất, các xét nghiệm đã trở về giới hạn bình thường. Dự kiến ra viện trong vài ngày tới.

08102021 whitmore 3

Người bệnh đã ổn định sau điều trị và có thể được ra viện

Kết quả cấy máu cho thấy người bệnh nhiễm vi khuẩn Burkholderia Pseudomallei. Đây là một vi khuẩn gram âm gây bệnh Whitmore. Nguồn truyền nhiễm của bệnh tồn tại trong tự nhiên. Vi khuẩn có trong đất, nước ô nhiễm, bụi trong không khí. Bệnh lây chủ yếu qua đường da, niêm mạc xây xát khi tiếp xúc với vi khuẩn có trong đất, nước, chất bẩn khi tiếp xúc mà không có phương tiện bảo hộ (nông dân làm việc trên các đồng ruộng, những người tiếp xúc với môi trường đất, nước bẩn như binh lính…).

Theo khuyến cáo của Bác sĩ Hà Thế Linh – Khoa Cấp cứu, những phương pháp phòng bệnh hữu hiệu nhằm bảo vệ và ngăn ngừa để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm như: Tránh tiếp xúc trực tiếp với đất hoặc nước ngoài môi trường; Người dân làm việc tiếp xúc với đất và nước ô nhiễm trong môi trường phải mang thiết bị bảo hộ như găng tay, ủng. Trong trường hợp bị thương có nhiễm đất hoặc nước ngoài môi trường, hãy ngay lập tức rửa vết thương bằng xà phòng và nước sạch. Che vết thương hở và tránh tiếp xúc với đất hoặc nước cho tới khi lành hẳn. Không được thoa thảo mộc hay các chất khác lên vết thương. Đảm bảo vệ sinh, ăn uống sạch sẽ. Không hút thuốc lá, uống rượu, bia để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

Thanh Nga

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Facebook
Twitter

Có thể bạn quan tâm

Tải ứng dụng Hồ sơ sức khỏe

Kết nối với bác sĩ trực tuyến, xem hồ sơ sức khỏe trực tuyến

Đánh giá bài viết

5/5

Dịch vụ Bệnh viện