Cận thị – 1 số nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

Cận thị là một loại khuyết tật khúc xạ thường gặp ở mắt. Khi bị cận, người bệnh gặp khó khăn trong việc nhìn và nhận biết các hình ảnh ở khoảng cách xa, và phải cố gắng điều chỉnh mắt để có thể nhìn rõ. Đây là dạng tật khúc xạ phổ biến nhất, đặc biệt phổ biến trong lứa tuổi học sinh, sinh viên.

Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết cận thị
Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết cận thị

Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây cận thị mắt

  • Yếu tố di truyền: Trẻ có cha mẹ mắc cận thị có khả năng bị bệnh cao.
  • Môi trường: Thiếu thời gian hoạt động ngoài trời có thể làm tăng nguy cơ mắc cận thị. Việc tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên và không gian xa rộng giúp mắt phát triển một cách khỏe mạnh.
  • Hoạt động gần kéo dài: Đọc sách trong thời gian dài hoặc tham gia các hoạt động nhìn gần khác có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Sử dụng màn hình điện tử trong thời gian dài: Người sử dụng máy tính, điện thoại di động và các thiết bị điện tử khác trong thời gian dài có nguy cơ bị cận thị cao.

Dấu hiệu nhận biết cận thị

Cận thị là tình trạng người bệnh gặp khó khăn trong việc nhìn và quan sát các vật thể ở những khoảng cách khác nhau. Có một số dấu hiệu thông thường để xác định một người có thể bị cận, bao gồm:

  • Cần nheo mắt thường xuyên để có thể nhìn rõ các vật thể xa.
  • Khi quan sát các vật thể trong thời gian dài, mắt có thể trở nên mệt mỏi, mờ nhòe và không thể nhìn rõ nét.
  • Gặp khó khăn trong việc quan sát và nhìn rõ các vật thể vào ban đêm.
Trẻ có dấu hiệu cận thị  thường dùng ngón tay để dò chữ hoặc đọc nhảy chữ khi đọc bài
Trẻ có dấu hiệu cận thị thường dùng ngón tay để dò chữ hoặc đọc nhảy chữ khi đọc bài

Trẻ nhỏ là nhóm đối tượng dễ mắc cận thị nhất. Nguyên nhân mắc cận thị ở trẻ nhỏ chủ yếu bắt nguồn từ các thói quen sinh hoạt và một phần do yếu tố bẩm sinh. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần đặc biệt chú ý khi con em của mình có những dấu hiệu sau:

  • Trẻ thường dùng ngón tay để dò chữ hoặc đọc nhảy chữ khi đọc bài.
  • Khi xem tivi, trẻ phải nhìn gần vào màn hình mới thấy rõ được các hình ảnh.
  • Thường xuyên cúi gằm hoặc đặt mắt sát mặt giấy khi viết hoặc đọc sách.
  • Trẻ có thói quen dụi mắt hoặc nheo mắt để nhìn xa.
  • Trẻ dễ bị chói mắt và sợ ánh sáng mạnh.
  • Trên lớp, trẻ cần ngồi ở vị trí gần bảng mới có thể nhìn rõ chữ.

Thông qua việc nhận biết, hiểu rõ nguyên nhân và dấu hiệu của cận thị, chúng ta có thể tăng cường công tác phòng ngừa, chăm sóc và điều trị cho những người có nguy cơ mắc. Nếu có những dấu hiệu của cận thị, chúng ta nên đi khám để phát hiện bệnh và có biện pháp điều trị phù hợp.

Khoa Liên chuyên khoa Mắt – Tai mũi họng – Răng hàm mặt

Hotline: 1800.888.989

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Facebook
Twitter

Có thể bạn quan tâm

Tải ứng dụng Hồ sơ sức khỏe

Kết nối với bác sĩ trực tuyến, xem hồ sơ sức khỏe trực tuyến

Đánh giá bài viết

5/5

Dịch vụ Bệnh viện