Chỉ số xét nghiệm CRP-hs và ý nghĩa lâm sàng

  1. Protein phản ứng C (CRP) là gì?

Protein phản ứng C (CRP) là protein có ở pha cấp cổ điển trong các phản ứng viêm. Nó được tổng hợp bởi gan cấu tạo bởi năm chuỗi polypeptid giống nhau mỗi chuỗi có 224 acid amin tạo thành một vòng năm phần có trọng lượng phân tử 105000 dalton là chất chỉ điểm sinh học khi cơ thể có tình trạng viêm cấp hay viêm mạn tính.

Hình ảnh 1: Hình ảnh Protein phản ứng C (CRP)
Hình ảnh 1: Hình ảnh Protein phản ứng C (CRP)

– Khi cơ thể xuất hiện tình trạng viêm do nhiễm khuẩn, virus, nấm, kí sinh trùng hoặc các tình trạng viêm không đặc hiệu, viêm không nhiễm khuẩn, chấn thương….thì các interleukin và một số loại cytokine được giải phóng sẽ kích hoạt cơ thể tổng hợp CRP tại gan. CRP gắn với thành phần vỡ của tế bào để hoạt hóa con đường bổ thể kinh điển C1q, tăng quá trình thực bào thông qua receptor C3b. Tuy nhiên phức hợp CRP gắn với yếu tố H, một yếu tố ức chế bổ thể, làm giảm sự hoạt hóa các thành phần muộn C5 và C9 và điều hòa ngược dương thông qua con đường thay thế khác.

– Bình thường trong máu không thấy có sự xuất hiện CRP, khi xuất hiện tình trạng phá hủy mô tế bào gây phản ứng viêm thì CRP được sản xuất và tăng nhanh  trong máu. Khi quá trình viêm kết thúc các chất này cũng giảm đi nhanh chóng và mất đi trong máu. Chính vì đặc tính nhạy với quá trình viêm mà CRP được ứng dụng trong chẩn đoán tình trạng viêm trong cơ thể và theo dõi sự đáp ứng điều trị viêm.

– Trong máu có 2 loại CRP có thể được định lượng trong máu gồm:

+ CRP chuẩn: được sử dụng để đánh giá tình trạng viêm tiến triển. Giúp đánh giá những người có dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm trùng do vi khuẩn nặng hoặc bệnh viêm mạn tính.

+CRP siêu nhạy: Được coi là chất chỉ điểm với tình trạng viêm mạch cấp độ thấp nó có thể phát hiện chính xác mức tăng ít hơn của CRP trong máu để đánh giá nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

– CRP là không đặc hiệu trong bệnh lý cụ thể nhưng là một dấu ấn để xác định tình trạng viêm và theo dõi sự đáp ứng điều trị viêm.

Hình 2: Chỉ số xét nghiệm CRP-hs
Hình 2: Chỉ số xét nghiệm CRP-hs
  1. Chỉ định xét nghiệm CRP- hs khi nào?

– Được sử dụng để đánh giá nguy cơ đau tim, đột quỵ. Kết quả xét nghiệm sẽ giúp bác sĩ tìm được hướng giúp giảm nguy cơ bệnh và giảm thiểu rủi ro do bệnh gây ra, được chỉ định khi:

+ Nam từ trên 50 tuổi và nữ từ dưới 60 tuổi có nguy cơ trung bình.

+ Nam và nữ lớn tuổi có LDL- C < 3.33mmol/L  và không có bệnh tim, bệnh thận, bệnh tiểu đường hoặc đang có tình trạng viêm.

+ Chỉ định lặp lại để chẩn đoán chính xác bệnh nhân có tình trạng viêm nhẹ kéo dài hay không cụ thể khi CRP-hs > 10mg/L, nên đo CRP- hs lặp lại tối ưu cách nhau 2 tuần có thể nhịn ăn hoặc không nhịn ăn ở bệnh nhân không bị nhiễm trùng hoặc bệnh lý cấp tính. Đồng thời nên kết hợp với các xét nghiệm như cholesterol toàn phần, triglycerid, HDL-C, LDL-C…. để đánh giá nguy cơ mắc bệnh tim mạch chính xác hơn

  1. Gía trị cut – off của xét nghiệm CRP – hs:

– Theo AHA khuyến cáo các điểm ngưỡng CRP- hs để đánh giá nguy cơ bệnh lý tim mạch:

Nồng độ CRP-hs (mg/L) Nồng độ CRP-hs(nmol/L) Nguy cơ
<1.0 <9.52 Thấp
1.0-         3.0 9.52 – 28.6 Trung bình

Các yếu tố ảnh hưởng:

+ Mang thai, phụ nữ mãn kinh hoặc dùng thuốc hormone

+ Dùng thuốc chống viêm không steroid, uống statin.

+ Mới mắc các bệnh nhiễm trùng, chấn thương mô.

+ Mắc các bệnh viêm mạn tính.

  1. Ý nghĩa lâm sàng CRP- hs

–  Phản ánh nguy cơ tiến triển của bệnh tim mạch mức độ có thể tăng từ 0.5mg/dL ở bệnh nhân đau ngực không ổn định lên mức 20 mg/dL ở người bệnh nhồi máu cơ tim.

–  Phản ánh tình trạng viêm liên quan đến xơ vữa động mạch, giá trị tăng là dấu hiệu cảnh báo mức độ nghiêm trọng và tình trạng tiến triển của xơ vữa động mạch.

–  Phản ánh mức độ thiếu máu cục bộ cơ tim có hoại tử cơ tim.

– Phản ánh số lượng và hoạt động của các Cytokin gây viêm cục bộ và lưu hành.

–  Có giá trị trong chẩn đoán bệnh trầm cảm kháng điều trị.

Người bệnh có nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại nhà xin vui lòng liên hệ:

Tổng đài chăm sóc khách hàng 1800 888 989 (Miễn phí cước gọi)

Theo dõi thông tin y tế tại: https://benhviendakhoatinhphutho.vn

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Facebook
Twitter

Có thể bạn quan tâm

Tải ứng dụng Hồ sơ sức khỏe

Kết nối với bác sĩ trực tuyến, xem hồ sơ sức khỏe trực tuyến

Đánh giá bài viết

5/5

Dịch vụ Bệnh viện