5 dấu hiệu nhận biết nhiễm nấm âm đạo và phương pháp điều trị

Nhiễm nấm Candida trong âm đạo được gọi là viêm âm đạo do nấm (nấm âm đạo) là bệnh lý khá phổ biến ở nữ giới. Theo thống kê có khoảng 75% chị em trên thế giới có thể bị mắc bệnh này ít nhất 1 lần trong đời, nhất là đối với trường hợp nữ giới đã lập gia đình.

Người bệnh cần tránh chậm trễ trong quá trình khám chữa bệnh, khiến bệnh phát triển theo chiều hướng xấu. Bởi điều này có thể gây ra nhiều khó khăn và làm tăng nguy cơ phát sinh nhiều rủi ro không mong muốn.

Hiện nay, trong các nguyên nhân vi sinh vật gây bệnh ở người, nhiễm trùng do các vi nấm ngày càng gặp nhiều hơn, trong đó nhiễm nấm Candida một trong những nhiễm trùng khá phổ biến.

nấm âm đạo

Vậy dấu hiệu nhận biết bệnh nấm âm đạo là gì ?

Các dấu hiệu nhận biết bệnh nấm âm đạo có thể khác nhau tùy thuộc vào vùng bị nhiễm và mức độ nhiễm. Vì thế, bạn có thể lưu ý một số đặc điểm nhiễm nấm âm đạo sau đây:

  • Ngứa ở bên trong và vùng da xung quanh bên ngoài âm đạo. Có thể xuất hiện các nốt đỏ hoặc trắng và gây ngứa nhiều. Nếu không biết người bệnh thường gãi khiến cho nấm lan rộng tới hậu môn, bẹn
  • Nóng rát âm đạo, vùng môi lớn có thể bị sưng tấy nếu bị viêm nhiễm nấm âm đạo quá nặng.
  • Khí hư vùng kín có màu vàng đậm hoặc trắng đục vón cục như bã đậu, hoặc đóng thành từng mảng, và thường có mùi hôi
  • Khi quan hệ cảm thấy bị đau đớn, khó khăn
  • Đi tiểu khó và tiểu nhiều

nấm âm đạo

Nguyên nhân nào khiến bạn nhiễm nấm âm đạo?

Một số nguyên nhân khiến phụ nữ bị nhiễm nấm Candida âm đạo như:

  • Vệ sinh cơ thể không tốt
  • Mặc quần chật, không thoát mồ hôi hay đồ lót ẩm ướt, không thoáng khí
  • Hệ miễn dịch kém
  • Phụ nữ trong thời kỳ mang thai
  • Phụ nữ đang mắc bệnh tiểu đường
  • Người bệnh đang điều trị ung thư
  • Người bệnh bị nhiễm HIV/AIDS.

Phương pháp điều trị Nấm âm đạo là gì?

Tùy thuộc vào nguyên nhân nhiễm nấm, tổn thương thực thể và mức độ nặng nhẹ của bệnh, bác sĩ sẽ xem xét, đề ra phác đồ điều trị phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất trong quá trình điều trị nhiễm nấm Candida âm đạo là thăm khám  sớm, chẩn đoán xác định và áp dụng các phương pháp chữa bệnh phù hợp.

Người bệnh nhiễm nấm Candida âm đạo, thường được điều trị bằng phương pháp sử dụng thuốc uống, thuốc đặt và thuốc dùng ngoài.

Dùng thuốc đặt điều trị nhiễm nấm Candida âm đạo

Thuốc đặt là nhóm thuốc thường được chỉ định trong điều trị nhiễm nấm Candida âm đạo. Bởi các hoạt chất được tìm thấy trong nhóm thuốc này thường phát huy tác dụng diệt nấm tương đối nhanh, giúp ức chế sự phát triển,các hoạt động và tiêu diệt vi nấm trong âm đạo.

nấm âm đạo

Chữa nhiễm nấm Candida âm đạo bằng thuốc uống

Đối với những trường hợp nghiêm trọng, nấm Candida phát triển nhanh, hoạt động mạnh và có khả năng lan rộng sang nhiều bộ phận khác của cơ thể, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu người bệnh sử dụng thuốc kháng nấm và một số loại thuốc đường uống phù hợp khác.

Việc sử dụng thuốc kháng nấm sẽ giúp người bệnh ức chế hoạt động gây viêm, phòng ngừa sự phát triển và lan rộng của các loại nấm. Đồng thời, tiêu diệt tác nhân gây bệnh và phòng ngừa phát sinh các vấn đề nghiêm trọng khác.

Thuốc dùng ngoài cải thiện triệu chứng viêm âm đạo do nhiễm nấm

Thuốc dùng ngoài được sử dụng với mục đích kiểm soát và làm giảm tình trạng ngứa ngáy, giảm đau, khó chịu và hỗ trợ điều trị viêm. Bên cạnh đó, việc sử dụng loại thuốc này còn giúp người bệnh ngăn ngừa sự phát triển và hoạt động gây viêm của nấm Candida, phòng ngừa nấm lây lan và sinh bệnh phía ngoài vùng kín.

Lưu ý an toàn:

Những loại thuốc nêu trên được khuyến cáo không  dùng cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu. Nhóm đối tượng này cần phải có phác đồ điều trị chuyên biệt.

Khi bị nhiễm nấm Candida âm đạo, người bệnh không thể tự khỏi hoàn toàn được nếu không được dùng thuốc đặc trị bởi bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn. Người bệnh tuyệt đối không tự ý mua thuốc để dùng vì như vậy sẽ bị nhờn thuốc và bệnh sẽ càng khó chữa trị dứt điểm hơn.

Để chữa khỏi bệnh nấm âm đạo, chị em cần đến các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám khi thấy xuất hiện các dấu hiệu của bệnh, tránh tình trạng bệnh tái đi tái lại nhiều lần và có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Facebook
Twitter

Có thể bạn quan tâm

Tải ứng dụng Hồ sơ sức khỏe

Kết nối với bác sĩ trực tuyến, xem hồ sơ sức khỏe trực tuyến

Đánh giá bài viết

5/5

Bài viết nổi bật