Luts (Lower Urinary Tract Symptoms) – Triệu chứng đường tiểu dưới và Những điều cần biết

LUTS_ Triệu chứng đường tiểu dưới bao gồm nhiều triệu chứng đường tiết niệu khác nhau gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh (hay gặp nhất trong nhóm bệnh nhân LUTS do nguyên nhân tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt).

Giải phẫu đường tiết niệu
Giải phẫu đường tiết niệu

 

1.Triệu chứng đường tiểu dưới là gì?

LUTS bao gồm 2 nhóm triệu chứng chính:

-Triệu chứng đổ đầy:

  • Tiểu gấp 
  • Tiểu không kiểm soát 
  • Tiểu nhiều lần ban ngày 
  • Tiểu đêm

-Triệu chứng tống xuất:

  • Tiểu ngập ngừng 
  • Tiểu ngắt quãng 
  • Tia nước tiểu yếu 
  • Tiểu khó, phải rặn tiểu 
  • Tiểu rỉ cuối dòng

2.Nguyên nhân gây LUTS:

Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra triệu chứng điều tiểu dưới (luts), chúng bao gồm

  • Tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt
  • Viêm tuyến tiền liệt
  • Nhiễm khuẩn tiết niệu
  • Bàng quang tăng hoạt
  • Bàng quang giảm hoạt
  • Bàng quang thần kinh
  • U bàng quang
  • Hẹp niệu đạo
  • Sỏi niệu đạo
  • Tiểu đêm
  • Dị vật
  • Nguyên nhân khác

3. Chẩn đoán triệu chứng đường tiểu dưới

Để chẩn đoán chính xác các triệu chứng đường tiểu dưới bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng để kiểm tra xem tuyến tiền liệt của bệnh nhân lớn cỡ nào bằng cách thăm khám hậu môn trực tràng để cảm nhận mặt sau của tuyến tiền liệt; ngoài ra, có thể khám bụng để đánh giá kích thước của bàng quang. Bác sĩ cũng có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm như sau:

  • Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu để loại trừ nhiễm trùng tiểu hoặc tiểu máu
  • Xét nghiệm đường huyết để loại trừ bệnh tiểu đường.
  • Xét nghiệm kiểm tra chức năng thận.
  • Xét nghiệm PSA máu…

Ngoài ra, tùy vào trường hợp cụ thể, bác sĩ cũng có thể làm thêm các xét nghiệm khác.

Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu dùng để loại trừ nhiễm trùng tiểu hoặc tiểu máu

20190829 025545 342204 acid uric nuoc tieu.max 1800x1800 1

4. Điều trị triệu chứng đường tiểu dưới ở bệnh nhân

Những triệu chứng bế tắc đường tiểu dưới ở bệnh nhân có thể tự điều trị ở nhà nếu tình trạng bệnh bình thường và bệnh nhân không quá khó chịu. Bệnh nhân có thể tự làm giảm các triệu chứng của bệnh bằng cách:

  • Giảm lượng nước vào cơ thể, đặc biệt vào buổi tối.
  • Nếu có thể hãy cố gắng giảm việc đi tiểu nhiều lần.
  • Hạn chế tối đa rượu bia, nước uống có gas, có cồn.
  • Từ bỏ thói quen hút thuốc lá.
  • Học cách tập luyện bàng quang để giữ nước tiểu được lâu hơn.
  • Thư giãn khi đi tiểu.
  • Tập các bài tập sàn chậu giúp giữ nước tiểu trong thời gian dài bằng cách cố gắng thắt chặt các cơ trong khoảng 10 giây, thực hiện ít nhất 10 lần mỗi ngày.

Các biện pháp điều trị triệu chứng ở đường tiểu dưới phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra ở bệnh nhân, tùy vào từng trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân  sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật…Bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ niệu khoa để thăm khám sau khi sử dụng thuốc và các phương pháp tự điều trị triệu chứng đường tiểu dưới không mang lại kết quả.

Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ

Tổng đài chăm sóc khách hàng

Tel: 1800.888.989

Tải về ứng dụng BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ để đặt lịch nhanh hơn,

theo dõi lịch tiện lợi hơn và trao đổi trực tuyến với bác sĩ Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ mọi lúc mọi nơi

Trung tâm Thận lọc máu _ Niềm tin – Chất lượng

 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Facebook
Twitter

Có thể bạn quan tâm

Tải ứng dụng Hồ sơ sức khỏe

Kết nối với bác sĩ trực tuyến, xem hồ sơ sức khỏe trực tuyến

Đánh giá bài viết

5/5

Bài viết nổi bật