Tập luyện phục hồi chức năng sau gãy xương

Phau thuat noi soi khop goi

Trong cuộc sống hằng ngày, vì một lý do nào đó chúng ta có thể gặp phải chấn thương khi lao động, khi chơi thể thao, tai nạn giao thông,… dẫn đến gãy xương hoặc chấn thương khớp, dây chằng hay các phần mềm cơ quan vận động.

Sau gãy xương sẽ gây ra hiện tượng cứng khớp, teo cơ và giảm chức năng sinh hoạt do các khớp xương của người bệnh phải trải qua một thời gian dài bất động bằng bột, dụng cụ chỉnh hình.

Để phục hồi chức năng sau gãy xương, người bệnh cần kiên trì tập luyện, kết hợp nhiều phương pháp khác nhau.

Mục đích và phương pháp phục hồi sau gãy xương

 1.1. Giai đoạn bất động sau gãy xương

Ở giai đoạn bất động, việc phục hồi chức năng với mục đích phòng ngừa các biến chứng viêm phổi ứ đọng, huyết khối, loét do đè ép… 

Ngoài ra còn có tác dụng giảm đau, duy trì tầm vận động của khớp tự do, tránh teo cơ, cứng khớp.

Ở giai đoạn này, thường được chỉ định tại cơ sở y tế, có sự hướng dẫn và giám sát của cán bộ y tế. Tuy nhiên, người bệnh và người chăm sóc cũng cần có những hiểu biết cơ bản để tuân thủ, kết hợp giúp người bệnh phục hồi nhanh hơn.

 

Phương pháp phục hồi:

– Tư thế trị liệu: Đối với vùng chi còn phù nề, cần kê cao chi để giảm phù nề.

– Vận động trị liệu: Đối với vùng gãy xương phải bất động phải thực hiện co cơ tĩnh (gồng cơ) để đề phòng teo cơ, giảm phù nề, làm nhanh quá trình liền can. Đối với các khớp tự do không bị cố định nên thực hiện vận động chủ động các khớp hết biên độ (tầm) vận động.

– Giảm đau: Sử dụng điện trị liệu như các dòng điện xung, điện phân, điện cao tần… hoặc có thể sử dụng nhiệt lạnh như lấy đá, chờm lạnh…để giảm đau

– Hoạt động trị liệu: Phải được tiến hành sớm, ngay từ khi cố định xương đến khi hồi phục. Biện pháp tùy theo tổn thương cụ thể của từng người bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định thích hợp.

Trong quá trình phục hồi chức năng sau gãy xương người bệnh cần tập luyện kiên trì để có hiệu quả cao
Trong quá trình phục hồi chức năng sau gãy xương người bệnh cần tập luyện kiên trì để có hiệu quả cao

1.2. Giai đoạn sau bất động

Sau bất động lâu ngày (bó bột, phẫu thuật kết hợp xương) thường xảy ra tình trạng hạn chế tầm vận động, teo cơ, đau khớp, do đó các hoạt động cần phải thực hiện một cách thận trọng để tránh gây tổn thương thêm cho các mô bị suy yếu (cơ, dây chằng và mô liên kết).

Lúc đầu, người bệnh sẽ bị đau khi bắt đầu vận động, nhưng đau sẽ giảm dần khi khớp cử  động, các cơ mạnh dần lên và tầm hoạt động tăng tiến dần.

Chính vì lẽ đó mục đích phục hồi chức năng ở giai đoạn này cũng vô cùng quan trọng giúp giảm sưng, giảm phù nề, giảm đau; gia tăng tuần hoàn, phá tan kết dính; gia tăng tầm hoạt động của khớp; gia tăng sức mạnh của cơ; phục hồi chức năng tối đa để người bệnh nhanh chóng trở về cuộc sống, lao động bình thường.

Phương pháp phục hồi:

– Có thể sử dụng nhiệt nóng ẩm: Chiếu đèn hồng ngoại, bó parafin ngày 01 lần thời gian từ 20 – 30 phút.

– Xoa bóp trị liệu vùng chấn thương ngày 1 lần thời gian 20-30 phút. Điện xung ngày 1 lần thời gian 10-20 phút.

– Vận động trị liệu:

+ Cử động khớp là một cách để bơm cho dịch khớp ra vào, khớp được nuôi dưỡng và trở nên mềm mại, tốc độ cho một lần co duỗi là 45 giây, mỗi lần tập 10-15 phút, ngày 4-6 lần. Có thể tập dần từ ngày thứ 3 sau mổ hoặc sau bó bột.

+ Tập đi với dụng cụ trợ giúp (nạng gậy). Riêng tập đi thì người chăm sóc người bệnh và người bệnh phải cố gắng kiên trì. Bởi nếu không thì việc phục hồi sẽ lâu hơn.

Trên đây, là những nguyên tắc chung trong phục hồi chức năng cho người bị gãy xương. Trong thực tế, tuỳ theo từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh chọn các loại bài tập phù hợp với tình trạng bệnh, loại gãy xương và xương bị gãy.

Đối với gãy xương chân, người bệnh phải dùng nạng tập đi khi xương chưa liền nên cần lưu ý tập bước đi có 3 điểm tựa, không tỳ hoặc chỉ tỳ nhẹ tăng dần lên chân đau. Hai tay chống nạng phải ngay ngắn, hai mũi nạng và bàn chân lành tạo nên tam giác đế. Đưa 2 nạng ra trước 10 – 30cm một cách tăng dần, lấy thăng bằng trên đôi tay cầm, rồi bước chân lành ra trước. Lưu ý, người bệnh nên chống gậy bên chân lành và khi bước chân lành ra trước thì sức nặng trên chân đau và gậy chống sẽ cùng chịu một lúc.

Người bệnh muốn tìm hiểu rõ hơn hay muốn được giải đáp những thắc mắc về phương pháp giác hơi, vui lòng liên hệ với Trung tâm Y dược cổ truyền – Phục hồi chức năng Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ để được tư vấn, điều trị.

Hotline: 0210 6254 089

Tổng đài Chăm sóc khách hàng (Miễn phí): 1900 888 989

.

Nguồn: suckhoedoisong

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Tags :

Facebook
Twitter

Có thể bạn quan tâm

Tải ứng dụng Hồ sơ sức khỏe

Kết nối với bác sĩ trực tuyến, xem hồ sơ sức khỏe trực tuyến

Đánh giá bài viết

5/5

Dịch vụ Bệnh viện