GERD – Trào ngược dạ dày thực quản

Ths.BSNT Trần Văn Sơn

Khoa Nội Hô hấp – Tiêu hóa

Định nghĩa GERD

Là các triệu chứng hoặc biến chứng từ việc dịch dạ dày vào thực quản hoặc xa hơn nữa, vào khoang miệng (bao gồm cả thanh quản) hoặc phổi.

Thuật ngữ tiếng anh là GERD (gastroesophageal reflux disease).

GERD

Hình 1: Hình ảnh mô tả GERD

Dịch tễ

GERD là một bệnh lý tiêu hóa rất thường gặp. Trên thế giới có 6% dân số thế giới đã từng trải qua cảm giác nóng rát. Có khoảng 20% người lớn ở các nước phương tây. Theo số liệu đăng trên tạp chí Gut năm 2014 các quốc gia Bắc Mỹ tỷ lệ GERD dao động từ 18-28%; quốc gia Châu Âu 9-26%; ở Đông Nam Á từ 3-8%; đông Á từ 9-33%; Australia 12%; Nam Mỹ gặp 23%. Theo số liệu thống kê ở Việt Nam có khoảng 7 triệu người có triệu chứng GERD.  Nam giới có tỷ lệ GERD cao hơn so với nữ giới.

Yếu tố nguy cơ của GERD bao gồm béo phì, sử dụng rượu bia, hút thuốc lá, tuổi cao, ít hoạt động thể lực.

Cơ chế bệnh sinh của GERD

GERD

Hình 2. Cơ chế bệnh sinh GERD

Chẩn đoán

Triệu chứng lâm sàng:

GERD bao gồm triệu chứng tại thực quản hoặc ngoài thực quản. Trên lâm sàng có thể dựa vào bộ câu hỏi GERDQ.

Cận lâm sàng:

Nội soi dạ dày tá tràng đánh giá tổn thương và phân độ GERD.

Trên thực tế chỉ có 20-30% bệnh nhân GERD có tổn thương trên nội soi; 60% là không có biểu hiện tổn thương. Về phân độ theo Los Angelles: Độ N: không có tổn thương; độ M: tổn thương tối thiểu; độ A: có ít nhất 01 vết trợt niêm mạc  với chiều dài <5mm; độ B: có ít nhất 01 vết trợt niêm mạc với chiều dài > 5mm  nhưng các vết trợt không liên tiếp nhau; độ C: có nhiều trợt liên tiếp < 75% chu vi; độ D: có nhiều trợt chiếm > 75% chu vi

GERD

Hình 3: Phân độ GERD trên nội soi

Đo PH thực quản 24h: Dùng để đánh giá độ PH hay lượng acid trào ngược từ dạ dày lên thực quản trong vòng 24h. Đây là cận lâm sàng để chẩn đoán và theo dõi.

Chẩn đoán xác định dựa vào triệu chứng lâm sàng, bộ câu hỏi, đo PH thực quản , nội soi, điều trị thử PPI.

Chẩn đoán phân biệt trong một số trường hợp cần loại trừ co thắt tâm vị ( dựa vào đo vận động thực quản )

Chẩn đoán biến chứng bao gồm Barret thực quản, ung thư thực quản.

Điều trị GERD

Điều trị bao gồm thay đổi lối sống, điều trị nội khoa, điều trị ngoại khoa.

Thay đổi lối sống bao gồm: giảm cân, bỏ thuốc lá,rượu bia, tránh ăn muộn vào ban đêm, khi đi ngủ, tránh thức ăn chua cay, cà phê, sô-cô la, tối nằm đầu cao, tập vận động.

Điều trị nội khoa: PPI là thuốc đầu tay điều trị bệnh. PPI  liều chuẩn 1- 2 lần/ngày trước ăn sáng, tối 30 phút trong vòng 08 tuần. Đối với triệu chứng ngoài thực quản dùng liều chuẩn 2 lần/ngày trong ít nhất 03 tháng. Trong quá trình điều trị thì PPI có thể kê duy trì hàng  ngày hoặc gián đoạn hoặc khi có nhu cầu. Trợ vận động có thể hỗ trợ bao gồm metoclopramid; cisapride; domperidon; itoprid.

Với trường hợp điều trị bệnh nhân đúng liều chuẩn không đạt hiệu quả sau 08 tuần có thể coi GERD kháng trị (theo đồng thuận Châu Á- Thái bình dương 2016) sau khi đã loại bỏ những yếu tố khác như bệnh nhân tuân thủ không tốt, sử dụng PPI chưa đúng và chưa đủ.  Những trường hợp đó sau theo dõi cần nghĩ tới các  bệnh chức năng. Ở những bệnh nhân kháng trị này cần lưu tâm thêm các thuốc alginate, kháng H2 vào ban đêm, thuốc điều chỉnh cảm giác đau như chống trầm cảm, thuốc giãn cơ thắt duới như baclofen

Điều trị ngoại khoa

Với trường hợp bệnh nặng, hay tái diễn khi điều trị nội khoa thất bại cần xem xét phẫu thuật.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Tags :

Facebook
Twitter

Có thể bạn quan tâm

Tải ứng dụng Hồ sơ sức khỏe

Kết nối với bác sĩ trực tuyến, xem hồ sơ sức khỏe trực tuyến

Đánh giá bài viết

5/5

Dịch vụ Bệnh viện