Bệnh động mạch vành – 1 số phương pháp chẩn đoán và điều trị

Bệnh động mạch vành gây ra những biến chứng nguy hiểm, nặng nề, vì vậy việc chẩn đoán bệnh để có biện pháp điều trị kịp thời giúp mang lại nhiều cơ hội cứu chữa, giảm biến chứng cho người bệnh

Bệnh động mạch vành – 1 số phương pháp chẩn đoán và điều trị
Bệnh động mạch vành – 1 số phương pháp chẩn đoán và điều trị

Làm sao để chẩn đoán bệnh động mạch vành?

Để chẩn đoán bệnh, người bệnh cần đi khám, bác sĩ sẽ chỉ định làm các xét nghiệm, điện tim, siêu âm tim, chụp động mạch vành.

Điều trị bệnh động mạch vành như thế nào?

– Điều trị nội khoa:

Áp dụng khi bệnh không nặng, hẹp vừa <70%, không có chỉ định can thiệp.

Sử dụng một hoặc kết hợp một vài loại thuốc điều trị đặc hiệu như: Thuốc chống đông (aspirin, plavix), thuốc ức chế thụ thể beta (tenormin, betaloc…), thuốc hạ cholesterol máu (nhóm statin như zocor, crestor, lipitor…)

Người bệnh cần dùng thuốc theo đơn và tuân thủ chỉ định của Bác sĩ đồng thời cải thiện các yếu tố nguy cơ tim mạch, điều trị tốt bệnh tiểu đường, tăng huyết áp

– Tái thông mạch vành bị hẹp

Nếu bệnh nặng, bác sĩ phải tiến hành điều trị can thiệp hoặc phẫu thuật.

Có hai biện pháp tái thông mạch vành bị hẹp là Can thiệp động mạch vành qua da (nong bóng, đặt stent) và phẫu thuật làm cầu nối chủ vành.

– Can thiệp mạch vành qua da

+ Là một thủ thuật, bác sĩ sử dụng một ống thông chuyên dụng luồn từ động mạch cổ tay hoặc động mạch đùi lên tim, đi vào các nhánh động mạch vành bị hẹp.

+ Qua ống thông đó, bác sĩ có thể đưa bóng vào nong rộng mạch vành ra và sau đó đặt vào lòng mạch một khung giá đỡ bằng kim loại (gọi là stent), nhằm mục đích giữ cho lòng mạch không bị hẹp lại.

+ Thủ thuật đặt stent mạch vành là một thủ thuật tiến hành qua da, chỉ cần gây tê tại chỗ, không cần gây mê.

+ Thời gian thủ thuật kéo dài từ 45 – 120 phút, tùy trường hợp.

Người bệnh động mạch vành được can thiệp đặt stent
Người bệnh động mạch vành được can thiệp đặt stent

– Đặt stent động mạch vành

+ Khi mảng xơ vữa tiến triển làm hẹp lòng mạch trên mức 70% lòng mạch, động mạch vành không đủ khả năng để cung cấp đủ nhu cầu oxy cho cơ tim, nhất là khi vận động, tập thể dục hoặc làm việc gắng sức. Điều này gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ cơ tim với biểu hiện là cơn đau thắt ngực, khó thở.

– Phẫu thuật làm cầu nối chủ – vành

+ Áp dụng khi không can thiệp được

+ Đây là một phẫu thuật nhằm tái thông dòng chảy mạch vành, nhờ đó cải thiện dòng máu nuôi cơ tim.

+ Khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ sử dụng một đoạn động mạch hoặc tĩnh mạch “lành lặn”, không bị hẹp từ chính cơ thể của bạn để nối từ động mạch chủ đến nhánh mạch vành bị hẹp.

Điều trị sau can thiệp

Sau đặt stent động mạch vành, bạn cần tuân thủ đầy đủ chỉ định điều trị của bác sĩ chuyên khoa nhằm giảm thiểu nguy cơ huyết khối trong stent cũng như giảm tái hẹp về sau.

Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ: chống đông, mỡ máu, chẹn bê ta,.. Và các thuốc điều trị một số bệnh kèm theo như tăng huyết áp, đái đường

Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ

Trung tâm Tim mạch – Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ

Hotline: 1800.888.989

Nguồn tham khảo: Coronary arteries

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Tags :

Facebook
Twitter

Có thể bạn quan tâm

Tải ứng dụng Hồ sơ sức khỏe

Kết nối với bác sĩ trực tuyến, xem hồ sơ sức khỏe trực tuyến

Đánh giá bài viết

5/5

Dịch vụ Bệnh viện