Hội chứng ống cổ tay: Một trong những nguyên nhân gây tê bì bàn tay hay gặp

Hội chứng ống cổ tay chiếm tỷ lệ cao trong cộng đồng, tỷ lệ này tăng cao ở người cao tuổi, phụ nữ gặp nhiều hơn ở nam giới, đặc biệt hơn còn hay gặp hơn ở những người làm nghề mà tác động của cổ tay và bàn ngón tay lặp đi lặp lại nhiều lần (người đánh máy, thợ may, giáo viên…)

Định nghĩa

Hội chứng ống cổ tay là tình trạng dây thần kinh giữa bị chèn ép ở vùng cố tay, có thể gặp ở một hoăc cả 2 bên, làm cho bàn ngón tay bị tê bì, giảm cảm giác, ở giai đoạn muộn có thể gây suy giảm chức năng của bàn tay.

z3411483575547 e56a3bbeeb31c32b11e6bd06d7316b6b

Nguyên nhân

  • Khoảng 70% các bệnh nhân có hội chứng ống cổ tay không tìm được nguyên nhân rõ ràng mà trong đó tuổi tác, nghề nghiệp, giới tính… là các yếu tố nguy cơ gây nên bệnh.
  • Các chấn thương vùng cổ tay, giãn dây chằng, gãy xương…
  • Khi phụ nữ có thai cũng làm thay đổi nội tiết tố, dẫn tới ứ nước và viêm nề
  • Một số bệnh lý khác: Viêm khớp dạng thấp, Gout, các loại U vùng cổ tay, bệnh nhân phải chạy thận chu kỳ, bệnh nhân suy giáp …

Triệu chứng thường gặp

Rối loạn cảm giác: Bệnh nhân thường có cảm giác tê bì, dị cảm, đau buốt như kim châm hoặc rát bỏng ở bàn tay vùng ngón cái, ngón chỏ, ngón giữa và một nửa ngón nhẫn. Các triệu chứng thường tăng về đêm làm cho người bệnh thức giấc, làm mất ngủ. Các động tác gấp hoặc ngửa cổ tay quá mức hoặc tì đè lên cổ tay như đi xe máy cũng làm cảm giác tê tăng lên, triệu chứng giảm đi khi bệnh nhân phải dừng lại, nghỉ ngơi, vẩy tay.

Rối loạn vận động: Thường gặp ở giai đoạn muộn của bệnh, biểu hiện bằng việc giảm các động tác khéo léo của bàn tay, việc cầm nắm khó khăn hơn, hay đánh rơi đồ vật. Giai đoạn muộn hơn gây teo cơ vùng ô mô cái bàn tay.

Bàn tay người bệnh mắc hội chứng ống cổ tay
Bàn tay người bệnh mắc hội chứng ống cổ tay

Điều trị

  1. Điều trị không phẫu thuật:
  • Đeo nẹp bất động cổ tay ở tư thế trung gian
  • Massage trị liệu: tập vận động nhẹ nhàng vùng cổ tay và các ngón tay
  • Dùng thuốc: Các thuốc chống viêm NSAID, các nhóm thuốc steroid (có thể dùng đường uống hoặc tiêm trực tiếp vào vùng cổ tay, tuy nhiên cần theo chỉ định của bác sỹ), các loại vitamin nhóm B,C…
  1. Điều trị phẫu thuật
  • Là bước điều trị sau cùng khi các bước điều trị nội khoa thất bại
  • Mục đích của việc phẫu thuật là giải phóng dây chằng cổ tay, làm giảm áp lực lên thần kinh giữa
  • Bệnh nhân cần được các Bác sỹ chuyên khoa thăm khám tỉ mỉ, làm các xét nghiệm phù hợp để chẩn đoán chính xác.

z3411387169675 0f978d23d4b867495cfb017e761d698e 1

Hình ảnh bàn tay của người bệnh mắc hội chứng ống cổ tay sau phẫu thuật

Khoa Chấn thương II – Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ thường xuyên tiếp nhận và điều trị cho người bệnh mắc hội chứng ống cổ tay, giúp cho nhiều người bệnh trở lại cuộc sống sinh hoạt và lao động bình thường.

Người bệnh khi có các triệu chứng như bên trên nên đến bệnh viện sớm để được bác sĩ thăm khám và có biện pháp điều trị hiệu quả.

Bác sĩ Vũ Xuân Hoàng – Khoa Chấn thương II

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Tags :

Facebook
Twitter

Có thể bạn quan tâm

Tải ứng dụng Hồ sơ sức khỏe

Kết nối với bác sĩ trực tuyến, xem hồ sơ sức khỏe trực tuyến

Đánh giá bài viết

5/5

Dịch vụ Bệnh viện