Picture1 1

Khoa Cấp cứu được tách ra từ Khoa Hồi sức cấp cứu từ tháng 8 năm 2012. Khoa có nhiệm vụ tiếp nhận và điều trị cho các trường hợp người bệnh cấp cứu được chuyển tới Bệnh viện, đánh giá, phân loại tình trạng bệnh và thực hiện các biện pháp cấp cứu thích hợp theo mức độ ưu tiên, hỗ trợ chuyên môn, thực hiện cấp cứu trong và ngoài viện khi có yêu cầu

  • Tiếp nhận và điều trị mọi trường hợp người bệnh cấp cứu được chuyển tới Bệnh viện.
  • Đánh giá, phân loại tình trạng bệnh và thực hiện các biện pháp cấp cứu thích hợp theo mức độ ưu tiên cấp cứu đến khi người bệnh qua tình trạng nguy kịch và trong vòng 48 giờ phải chuyển người bệnh đến Khoa Hồi sức tích cực hoặc một chuyên khoa phù hợp khi điều kiện bệnh nhân cho phép.
  • Thực hiện các kĩ thuật điều trị chuyên sâu trong lĩnh vực cấp cứu, hồi sức cho bệnh nhân trong giai đoạn nguy kịch.
  • Thường trực theo quy định của Bệnh viện.
  • Thực hiện nghiêm chỉnh các quy trình, quy chế chuyên môn trong Bệnh viện.
  • Tổ chức dây chuyền cấp cứu cùng với khoa Hồi sức tích cực hỗ trợ chuyên môn cho hệ thống cấp cứu tại các khoa trong Bệnh viện.
  • Phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Cấp cứu 115 thực hiện cấp cứu và vận chuyển người bệnh.
  • Tham gia cấp cứu ngoại viện khi có yêu cầu.
  • Nghiên cứu khoa học, tư vấn và tuyên truyền giáo dục về cấp cứu cho cộng đồng.
  • Đào tạo và tham gia đào tạo cán bộ, chỉ đạo tuyến về lĩnh vực cấp cứu cho tuyến dưới.

Liên hệ: SĐT: (0210) 6254 117

Địa chỉ: Tầng 1 Nhà A – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ

Lãnh đạo đương nhiệm:

  • Trưởng khoa: TS.BS Hà Thị Bích Vân
  • Phó khoa: BS CKI Hoàng Hồng Quang
  • Điều dưỡng trưởng: ĐD CKI Bùi Ngọc Dũng

Số lượng cán bộ trong khoa: 

  • Tiến sĩ : 01
  • Thạc sĩ: 03
  • BSCKI: 01
  • BSĐK: 11
  • ĐD CKI: 2
  • ĐD ĐH: 27

Khoa Cấp cứu đã thực hiện được nhiều kỹ thuật hiện đại như:

  • Lọc máu hấp phụ cho các trường hợp nhiễm khuẩn nặng, ngộ độc, các bệnh tự miễn.
  • Thăm dò huyết động không xâm lấn bằng máy USCOM.
  • Đặt đường truyền tĩnh mạch trung tâm từ ngoại vi (PICCLINE) trong các trường hợp cần lưu đường truyền trung tâm lâu dài: các bệnh về máu cần truyền máu, nuôi dưỡng tĩnh mạch, truyền hóa chất …
  • Thực hiện hệ thống xét nghiệm nhanh tại giường (Troponin I, NT-proBNP, Procalcitonin, D-Dimer) cho kết quả nhanh chóng, chính xác.
  • Thực hiện Siêu âm, chụp Xquang tại giường hạn chế quá trình vận chuyển, chẩn đoán và theo dõi điều trị cho các bệnh nhân nặng
  • Mở khí quản cấp cứu
  • Mở màng phổi cấp cứu.
  • Dẫn lưu dịch màng tim, màng bụng, màng phổi
  • Đặt ARTLINE đo huyết áp động mạch xâm nhập liên tục.
  • Điều trị rối loạn nhịp tim phức tạp.
  • Điều trị tiêu sợi huyết trong nhồi máu phổi…
  • Cấp cứu và điều trị các bệnh lí nặng: sốc tim, sốc phản vệ, sốc đa chấn thương…

Đội ngũ bác sĩ tại Khoa

Tin bài của Khoa Cấp cứu

Hình ảnh minh họa huyết khối tĩnh mạch sâu

Nguời phụ nữ bị huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới khi sử dụng thuốc tránh thai kéo dài

Trường hợp người bệnh bị huyết khối tĩnh mạch Ngày 25/07/2023, Khoa Cấp cứu tiếp nhận người bệnh N. T. T (35 tuổi), vào viện vì tự nhiên sưng, phù, đau nhức đùi cẳng bàn chân trái. Qua hỏi bệnh, người bệnh cho biết có dùng thuốc tránh thai đường uống dạng viên phối hợp kéo dài trên 5 năm,

Xem thêm
Tình trạng ngộ độc do uống cồn giả pha nước đang có xu hướng gia tăng

Cảnh báo: Mất thị lực do uống cồn pha nước

Khoa Cấp Cứu – Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ vừa tiếp nhận trường hợp người bệnh bị mất thị lực do uống cồn pha nước. Ca bệnh cấp cứu do uống cồn pha nước Theo lời kể của người nhà: Trước vào viện 01 ngày người bệnh nam có pha khoảng 100 ml cồn 90 độ với 500

Xem thêm