Cảnh báo: Mất thị lực do uống cồn pha nước

Khoa Cấp Cứu – Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ vừa tiếp nhận trường hợp người bệnh bị mất thị lực do uống cồn pha nước.

Ca bệnh cấp cứu do uống cồn pha nước

Theo lời kể của người nhà:
Trước vào viện 01 ngày người bệnh nam có pha khoảng 100 ml cồn 90 độ với 500 ml nước lọc, sau đó uống hết.
Ngày hôm sau, người bệnh xuất hiện tình trạng đau bụng, nôn ra dịch nâu và được gia đình chuyển tới trung tâm y tế gần nhất. Khi đó, thị lực của người bệnh từ nhìn mờ dần dần suy giảm theo chiều hướng xấu đi.
Tình trạng ngộ độc do uống cồn pha nước đang có xu hướng gia tăng
Tình trạng ngộ độc do uống cồn pha nước đang có xu hướng gia tăng
Người bệnh được chuyển tuyến đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ trong tình trạng mất thị lực, đồng tử hai bên 4 mm, PXAS (-); bụng mềm, đau tức thượng vị;
Từ kết quả xét nghiệm khí máu có tình trạng toan hóa máu, các bác sĩ đã chẩn đoán theo dõi ngộ độc Methanol do uống cồn pha nước.
Ngay lập tức người bệnh được hội chẩn, chỉ định lọc máu cấp cứu và điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế.
Ngộ độc methanol khiến người bệnh giảm/mất thị lực thậm chí mù mắt vĩnh viễn
Ngộ độc methanol khiến người bệnh giảm/mất thị lực thậm chí mù mắt vĩnh viễn

Sau lọc máu, người bệnh không còn tình trạng toan hóa máu, tình trạng thị lực được cải thiện, có thể phân biệt được sáng tối. Tuy nhiên, do người bệnh đến viện muộn nên methanol đã ngấm vào thần kinh thị giác gây suy giảm thị lực rất nặng, chỉ còn nhìn thấy bóng mờ ở khoảng cách 20cm. Người bệnh tiếp tục được điều trị chuyên khoa Mắt.

Cảnh báo tình trạng mất thị lực do uống cồn pha nước

Tiến sĩ Bác sĩ Hà Thị Bích Vân – Trưởng Khoa Cấp Cứu, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết, trong thời gian gần đây, tình hình ngộ độc Methanol có xu hướng gia tăng.
Bên cạnh nguyên nhân do người dân uống phải loại rượu không rõ nguồn gốc, còn có những trường hợp uống cồn pha nước (loại cồn công nghiệp chứa Methanol).
Khó phân biệt rượu ethanol và rượu methanol bằng vị giác và khứu giác
Khó phân biệt rượu ethanol và rượu methanol bằng vị giác và khứu giác
Một số biểu hiện khi bị ngộ độc Methanol: mờ mắt, giảm thị lực, đau đầu, buồn nôn, nôn. Nặng hơn có thể bị mù, rối loạn ý thức, hôn mê, co giật, tổn thương não, nhiễm toan chuyển hóa, sốc, tổn thương đa tạng,…
Qua đây, bác sĩ khuyến cáo người dân cần nâng cao cảnh giác, không sử dụng các loại rượu không rõ nguồn gốc, sử dụng cồn sát khuẩn theo đúng quy định của Bộ Y tế, đặc biệt là uống cồn pha nước. Nếu không may uống phải, cần ngay lập tức đến các cơ sở y tế uy tín để được cấp cứu, xử trí kịp thời, tránh nguy hiểm đến tính mạng hoặc để lại các di chứng đặc biệt là di chứng thần kinh trung ương, di chứng hôn mê, rối loạn vận độngmắt gây giảm thị lực, thậm chí là mù vĩnh viễn.
Khoa Cấp cứuKhoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ với nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại, đáp ứng điều trị tất cả các trường hợp bệnh lý liên quan đến ngộ độc và các bệnh lý nặng khác.
Khoa Cấp cứu – Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ
Hotline: 1800.888.989

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Facebook
Twitter

Có thể bạn quan tâm

Tải ứng dụng Hồ sơ sức khỏe

Kết nối với bác sĩ trực tuyến, xem hồ sơ sức khỏe trực tuyến

Đánh giá bài viết

5/5

Dịch vụ Bệnh viện