Kỷ niệm 74 năm Ngày nhân quyền thế giới (10/12/1948-10/12/2022)

Nguồn gốc ra đời Ngày Nhân quyền:

Ngay sau khi được thành lập (24-10-1945), với sự làm việc khẩn trương của các chuyên gia hàng đầu, các cơ quan có trách nhiệm, ngày 10-12-1948, “Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền” đã được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua. Tuyên ngôn không chỉ chọn lọc kế thừa những tư tưởng tiến bộ của nhân loại, mà còn đề cập tới những vấn đề mang tính thách thức đối với các hệ thống xã hội vào thời điểm đó. Đó là quyền không bị kỳ thị, phân biệt đối xử về chủng tộc, màu da, giới tính; quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng tôn giáo, tự do hội họp, lập hội; quyền được tham gia vào việc quản lý đất nước, v.v. Đây là những nhu cầu bức thiết của đại bộ phận dân chúng vẫn chưa được đáp ứng ngay cả ở những nước tư bản phát triển nhất. Các quyền về kinh tế, xã hội và văn hóa; quyền làm việc, bao gồm quyền được bảo vệ, chống lại thất nghiệp; quyền được giáo dục,… được xem là những ưu việt của hệ thống xã hội chủ nghĩa (vào thời điểm đó), sau nhiều cuộc tranh luận đã được đưa vào văn kiện quan trọng này.

Bản Tuyên ngôn, với 30 điều khoản ngắn gọn, rất hữu ích và tiện lợi cho mục đích giáo dục nhân quyền.Đến năm 1950, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua Nghị quyết 423 (V), tại phiên họp thứ 317, chính thức kêu gọi mọi quốc gia thành viên và các tổ chức quan tâm kỷ niệm ngày 10/12 – Ngày Nhân quyền (Human Rights Day) – bằng các phương thức khác nhau.Hàng năm, Ngày Nhân quyền 10/12 được kỷ niệm ở nhiều quy mô khác nhau tại khắp nơi trên thế giới.Nhân ngày này, nhiều tổ chức và các cá nhân bảo vệ nhân quyền cũng thường ra tuyên bố, thông cáo trình bày quan điểm.

Đoàn Việt Nam tham dự phiên họp bỏ phiếu và công bố kết quả thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (Ảnh: Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc)
Đoàn Việt Nam tham dự phiên họp bỏ phiếu và công bố kết quả thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (Ảnh: Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc)

Ý nghĩa của Ngày Nhân quyền tại Việt Nam

Ở Việt Nam, các nguyên tắc và giá trị về quyền con người, về tự do, dân chủ đã được quy định và thể hiện ngay trong bản Hiến pháp năm 1946 – trước khi Tuyên ngôn Nhân quyền quốc tế được thông qua năm 1948. Tuy nhiên, trong các bản Hiến pháp sau này, từ Hiến pháp năm 1959, 1980, 1992 và đặc biệt là Hiến pháp năm 2013 đã quy định và thể hiện rõ nét hơn các nguyên tắc và giá trị phổ quát về quyền con người được cộng đồng quốc tế thừa nhận. Việt Nam được bầu làm ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc (nhiệm kỳ 2008 – 2009) và thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (nhiệm kỳ 2014 – 2016). Đó là sự ghi nhận và đánh giá cao của quốc tế đối với Việt Nam trong việc bảo đảm, thực thi quyền con người.

Ngày 02-9-1945 trên Quảng trường Ba Đình lịch sử, trước cuộc mít tinh lớn của hàng chục vạn nhân dân thủ đô thuộc đủ các tầng lớp, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời trịnh trọng đọc Tuyên ngôn độc lập, công bố với toàn thể quốc dân và nhân dân thế giới rằng: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra đời. Trong phần cuối, bản Tuyên ngôn khẳng định quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của nhân dân Việt Nam, được hưởng nền độc lập do tự mình giành lấy từ tay Nhật: “Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm, một dân tộc đã gan góc đứng về phía Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do, dân tộc đó phải được độc lập!”. Bản Tuyên ngôn đồng thời khẳng định ý chí sắt đá của nhân dân Việt Nam quyết tâm giữ vững quyền tự do, độc lập ấy. Ngay sau Cách mạng Tháng Tám thành công, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cho ban bố một loạt chính sách để thực thi các quyền tự do, dân chủ đã nêu trong Tuyên ngôn. Việc tổ chức Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khóa 1 và Hiến Pháp đầu tiên của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1946 là sự cụ thể hóa vấn đề nhân quyền, dân quyền đã từng được nhắc tới trong Tuyên ngôn độc lập.

Đó là những việc làm rất cụ thể của Người và Chính phủ ta nhằm thực hiện quyền con người. Đặc biệt, sự ra đời của bản Hiến pháp năm 1946, hiến pháp dân chủ đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, đánh đấu một bước tiến quan trọng về thực hiện dân chủ và quyền con người, quyền công dân trên một đất nước đã hơn 80 năm bị thực dân, phong kiến đô hộ, mọi quyền tự do dân chủ của con người và của dân tộc bị chà đạp. Quyền con người và quyền dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền thống dân tộc Việt Nam qua bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước. Sự gắn bó giữa cá nhân và cộng đồng dân tộc trong đấu tranh chống thiên nhiên khắc nghiệt và chống kẻ thù xâm lược.Người đã từng khẳng định, dân tộc ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Mỗi khi đất nước bị xâm lăng thì tinh thần đó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, nó lướt qua mọi thử thách gian nan, nó nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước và cướp nước.

Illustration With International Human Right Day Instagram Post 1920 × 1080

Tôn trọng và bảo vệ nhân quyền là một chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước ta từ trước tới nay. Từ ngày thành lập nước đến nay, chúng ta đã tham gia đầy đủ các hoạt động bảo vệ nhân quyền do Liên hợp quốc và các Tổ chức quốc tế như: Tham gia ký Công ước quốc tế về quyền trẻ em; chăm sóc bảo vệ người cao tuổi; tham gia tích cực các hoạt động chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình, bảo vệ môi trường sinh thái, tôn trọng quyền tự quyết của các dân tộc…

Đảng và Nhà nước ta luôn luôn xác định quyền con người là giá trị chung của nhân loại; con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước; bảo đảm và thúc đẩy quyền con người là nhân tố quan trọng cho sự phát triển bền vững. Theo đó, những tiêu chuẩn về quyền con người càng được củng cố và phát triển, đời sống của người dân ngày càng thay đổi và được nâng cao.

Quyền con người là giá trị chung của các quốc gia, dân tộc. Giá trị đó đã sớm được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Đối với dân tộc Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam, quyền con người được xem là một mục tiêu của cách mạng Việt Nam. Dân tộc Việt Nam có quyền tự hào về điều này, đồng thời chúng ta cũng có nghĩa vụ nặng nề trong việc giữ gìn niềm tự hào đó cho các thế hệ tương lai. Trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền huyện Ea H’Leo đẩy mạnh công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhằm phát huy hơn nữa quyền làm chủ của nhân dân, hướng tới mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Đó là cách tốt nhất để bảo đảm quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, công dân ngày càng tốt hơn./.

Hoạt động ngày Nhân quyền thế giới tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ 

Nhân ngày Nhân quyền thế giới, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ đã tích cực hưởng ứng bằng nhiều hình thức khác nhau trong đó tuyên truyền đến toàn bộ cán bộ, viên chức, người lao động tại Bệnh viện được biết đến và hiểu ý nghĩa của ngày này. Cùng với đó là các hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông của Bệnh viện như Bảng Led, trên kênh thông tin Website của Bệnh Viện.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Tags :

Facebook
Twitter

Có thể bạn quan tâm

Tải ứng dụng Hồ sơ sức khỏe

Kết nối với bác sĩ trực tuyến, xem hồ sơ sức khỏe trực tuyến

Đánh giá bài viết

5/5

Dịch vụ Bệnh viện