Viêm màng não do liên cầu lợn – 8 điều cần biết

Viêm màng não do liên cầu lợn
Viêm màng não do liên cầu lợn

1.Tìm hiểu về Liên Cầu Lợn:

Liên cầu lợn có tên khoa học Streptococcus Suis (S.Suis), thường gặp ở ngành nghề chăn nuôi- chế biến thịt lợn. Liên cầu lợn (LCL) cư trú ở đường hô hấp trên, đặc biệt là vùng mũi họng, đường tiêu hóa và sinh dục của lợn. Người bị bệnh do tiếp xúc trực tiếp với lợn, thịt lợn nhiễm LCL chưa nấu chín. Bệnh lây truyền từ lợn sang người biểu hiện bệnh lý: Viêm màng não mủ; Nhiễm khuẩn huyết; Viêm khớp; Viêm nội tâm mạc; Viêm cơ tim; Viêm phổi… Trong bài này xin đề cập đến Viêm màng não mủ do Liên cầu lợn ( Bệnh hay gặp)

2.Dịch tễ:

Theo tài liệu nghiên cứu từ những năm 2010 trên Thế giới có khoảng 500 ca bệnh do LCL, trong số đó Viêm màng não chiếm > 85%, tập chung ở Châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam ( do thói quen chế biến và sinh hoạt).

3.Đường lây: 

LCL là cầu khuẩn Gram dương, đường lây truyền chính nhưng lại ít được chú ý là qua tiếp xúc với dịch tiết của lợn đã bị nhiễm LCL tại các vết thương trên da hoặc qua đường tiêu hóa khi ăn thịt lợn chưa nấu chín ( nhiều người quan điểm lợn nhà tự nuôi là lợn sạch nên khi mổ lợn cứ làm tiết canh ăn, thịt tái chanh, lòng trần… rất nguy hiểm)

4.Biểu hiện lâm sàng:

Viêm màng não mủ do LCL cũng giống như viêm màng não mủ khác, tuy nhiên triệu chứng cấp và rầm rộ hơn, thời gian ủ bệnh ngắn, hội chứng màng não rõ, rối loạn ý thức ở mức độ khác nhau như: mê sảng, kích thích, hôn mê, giảm thính lực, điếc, rối loạn động tác, liệt thần kinh sọ, ban xuất huyết…

5.Xét nghiệm:

Công thức máu: BC tăng cao, chủ yếu là BCĐNTT, tiểu cầu giảm.

Dịch não tủy đục, tế bào tăng cao từ vài trăm đến vài nghìn tế bào/ mm, chủ yếu là BCĐNTT, Albumin tăng, Đường giảm.

6.Chẩn đoán:

6.1  Chẩn đoán xác định:

Dựa vào dịch tễ; lâm sàng; cận lâm sàng

6.1a  Dịch tễ:

Có tiếp xúc , chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ, chế biến, ăn lợn ốm- chết- không rõ nguồn gốc như: lòng lợn, tiết canh, nem chạo, nem chua, thịt tái…trong vòng 10 ngày trước khi bị bệnh.

6.1b Lâm sàng:

Sốt cao, đau đầu, buồn nôn- nôn, hội chứng màng não rõ, cổ cứng dương tính, Kernig dương tính, rối loạn ý thức ở mức độ khác nhau như: mê sảng, kích thích, hôn mê, giảm thính lực, điếc, rối loạn động tác, liệt thần kinh sọ, ban xuất huyết…

6.1c Dựa vào cận lâm sàng:

* XN máu: công thức máu BC tăng cao, chủ yếu BCĐNTT, tiểu cầu giảm.

Có thể có rối loạn đông máu nội mạc rải rác D-Dimer tăng; rối loạn chức năng gan thận; toan chuyển hóa.

*XN dịch não tủy: Sinh hóa: Protein tăng > 1g/L, Glucose giảm, Phản ứng Pandy (+).

Tế bào: thường tăng cao > 500 Tb/mm chủ yếu ĐNTT

6.2 Chẩn đoán phân biệt:

– Viêm màng não mủ do nguyên nhân khác: phế cầu, liên cầu khác

– Viêm não mô cầu: Dựa vào đặc điểm ban xuất huyết

7- Điều trị bệnh viêm màng não do liên cầu lợn

7.1-Nguyên tắc điều trị bệnh viêm màng não do liên cầu lợn:

– Kết hợp giữa điều trị kháng sinh và điều trị hỗ trợ

– Phát hiện sớm các triệu chứng nặng, rối loạn đông máu, suy chức năng gan thận -> Xử trí kịp thời

– Cách ly BN tránh kích thích

7.2- Điều trị cụ thể bệnh viêm não do liên cầu lợn:

7.2.a- Điều trị kháng sinh có hiệu quả cao trong bệnh viêm màng  não do liên cầu lợn

– Ceftriaxon 4g/ ngày, tiêm- truyền TM, chia 2 lần cách nhau 12h

– Ampicillin 12g/ ngày tiêm TM 4 lần/ cách nhau mỗi 6h

Tổng thời gian điều trị 2- 4 tuần tùy trường hợp, khi nào dịch não tủy về bình thường -> ra viện

7.2b- Điều trị hỗ trợ:

– Hôn mê: Đặt nội khí quản sớm để bảo vệ đường thở và thở máy nếu cần

– Chống phù não: Manitol 20% 0.5-1g/kg/ lần, nhắc lại sau 6h

– Chống co giật: Diazepam 0.1mg/ Kg/ lần tiêm TM

– Corticoide: chống phù não và biến chứng dày dính màng não: Methylpresnisolon 0.5-1mg/Kg/ 24h, nên dùng trước khi dùng kháng sinh.

8- Phòng bệnh:

  • Tuân thủ nguyên tắc an toàn chăn nuôi
  • Tiêm phòng cho lợn
  • Không giết mổ, chế biến lợn bị bệnh
  • Không ăn lòng lợn, tiết canh và các thực phẩm từ lợn chưa nấu chín
  • Khi cần phải tiếp xúc với lợn thì phải đeo ủng, găng tay…

Trân trọng cám ơn: Quý đồng nghiệp, người bệnh, người nhà người bệnh đã đọc bài viết, chúng tôi luôn lắng nghe mọi ý kiến đóng góp của quý vị để bài viết được cập nhật và hoàn thiện hơn.

Mọi ý kiến đóng góp, tư vấn về bệnh Liên cầu lợn xin vui lòng liên hệ SĐT khoa Bệnh nhiệt đới BVĐK tỉnh Phú Thọ: 0975010566.

                                                                                     Việt Trì ngày 26/7/2022

                                                                      Người viết bài: BS Lê Quang Thoại

                                                      Khoa Bệnh nhiệt đới – BVĐK tỉnh Phú Thọ

 

 

 

 

 

 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Facebook
Twitter

Có thể bạn quan tâm

Tải ứng dụng Hồ sơ sức khỏe

Kết nối với bác sĩ trực tuyến, xem hồ sơ sức khỏe trực tuyến

Đánh giá bài viết

5/5

Bài viết nổi bật