Kỹ thuật lọc máu đã được áp dụng phổ biến để điều trị cho người bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối. Tuy nhiên, sau thời gian dài lọc máu, nhiều người bệnh đã gặp nhiều biến chứng do tỷ lệ các chất có trọng lượng phân tử trung bình và lớn tăng cao như beta2-microglobulin (β2-M), parathyroid hormone, cytokine,… Lọc máu hấp phụ có khả năng hấp phụ có chọn lọc các độc tố urê, các chất có trọng lượng phân tử trung bình và lớn nên điều trị phối hợp với thận nhân tạo (HD) có thể loại bỏ nhiều loại độc tố trong máu ở người bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối, làm giảm các biến chứng ngắn hoặc dài hạn, kéo dài tuổi thọ và cải thiện chất lượng sống của người bệnh lọc máu. Trên thế giới kỹ thuật lọc máu hấp phụ đã được ứng dụng rất phổ biến ở nhiều nước và đã được chứng minh có hiệu quả giảm các biến chứng ngắn hạn, dài hạn và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh suy thận mạn tính lọc máu chu kỳ.(STMLMCK)
1.Mục đích kỹ thuật lọc máu hấp phụ
Đưa thêm một quả lọc hấp phụ vào cuộc lọc máu chu kỳ của người bệnh STM, nhằm lọc các chất có trọng lượng phân tử trung bình, lớn như: β2-M, PTH, cytokine, acid uric, photpho…nhằm giảm các biến chứng, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh STMLMCK
2. Chỉ định điều trị lọc máu hấp phụ
2.1 Điều trị cấp
+ Ngộ độc thuốc hay chất độc cấp tính
+ Hội chứng ure máu cao đặc biệt với nổi mày đay và tăng huyết áp
+ Viêm gan nặng, đặc biệt bệnh lý gan-não và tăng bilirubin máu do suy gan nặng
+ Hội chứng nhiễm trùng do viêm hệ thống
+ Các bệnh tự miễn
+ Các bệnh lý khác như: tâm thần phân liệt, cơn cường giáp
2.2. Điều trị duy trì
+ Người bệnh suy thận LMCK nồng độ b2-M tăng cao và có các triệu chứng trên lâm sàng (đau nhức xương, rối loạn thần kinh ngoại biên)
+ Người bệnh STM LMCK có nồng độ PTH tăng cao và có các triệu chứng trên LS (ngứa)
+ Người bệnh STM LMCK có nồng độ phophos cao, cytokine cao, mất ngủ…
+ Người bệnh STM LMCK có biến chứng tim mạch, tăng huyết áp kháng trị
Trung tâm Thận lọc máu – Niềm tin – Chất lượng