Luận án Tiến sĩ y học: Nghiên cứu chức năng thất trái bằng phương pháp siêu âm đánh dấu mô cơ tim ở bệnh nhân bệnh thận mạn tính (speckle-tracking echocardiography)

luận án TS nguyễn đình chúc
luận án TS nguyễn đình chúc

Bệnh thận mạn tính (BTMT) là một bệnh lý có nhiều biến chứng liên quan đến nhiều hệ thống cơ quan quan khác nhau, tùy theo từng giai đoạn bệnh thận mạn mà các biến chứng gặp có thể khác nhau về số lượng cũng như mức độ nặng của bệnh. Thiếu máu, rối loạn chuyển hoá xương và khoáng chất, bệnh mạch máu ngoại biên, bệnh thần kinh, rối loạn tâm thần, đặc biệt biến chứng tim mạch là những biến chứng thường gặp ở bệnh nhân BTMT [12],[166],[27]. Tỷ lệ mắc các biến chứng tim mạch và tử vong do bệnh tim
mạch ở bệnh nhân BTMT tăng so với dân số nói chung [91],[95]. Tại Hoa Kỳ, Rahman M và cộng sự nghiên cứu từ năm 2003 đến 2008, tỷ lệ mắc bệnh tim mạch trên bệnh thận mạn tính là 33,4% [133]. Ở Anh tỷ lệ mắc bệnh tim mạch ở bệnh thận mạn tính là 19,9%, tỷ lệ này phổ biến hơn ở nhóm có mức lọc cầu thận < 30 ml/phút/1,73 m2 (50,7%) [146]. Một số Quốc gia khác như Tây Ban Nha tỷ lệ mắc bệnh tim mạch ở bệnh thận mạn tính giai đoạn 3 và 4 là: 39,1%, [97] còn ở bệnh nhân BTMT giai đoạn cuối (GĐC) lọc máu là: 52,8 % [39], Nhật Bản là: 26,8% [64], Hàn Quốc: 14,4% [73], Thái Lan: 10,5 % [81], và mới đây Trung Quốc đã công bố tỷ lệ mắc bệnh tim mạch ở bệnh thận mạn tính là 9,8% [173].

Tổn thương tim có thể xuất hiện rất sớm ở bệnh nhân mắc BTMT chưa có suy thận, nặng dần lên khi mức độ bệnh thận mạn tính nặng lên. Chức năng thất trái thường bị ảnh hưởng cả thì tâm thu và tâm trương, là hậu quả của tăng huyết áp, giảm mức lọc cầu thận (MLCT) cũng như các rối loạn nội môi [12], [167]. Rối loạn độ biến dạng và tốc độ biến dạng cơ tim, rối loạn vận động xoay, xoắn cũng như tháo xoắn là những rối loạn xảy ra sớm của cơ tim ở hầu hết các bệnh nhân mắc bệnh tim mạch [129],[40],[30]. Vì vậy đánh giá rối loạn độ biến dạng, tốc độ biến dạng cơ tim, rối loạn vận động xoay, xoắn và tháo xoắn là việc làm có ý nghĩa quan trọng trong theo dõi tổn thương tim ở bệnh nhân bệnh thận 2 mạn tính. Siêu âm đánh dấu mô (speckle-tracking echocardiography) là một phương pháp siêu âm mới được áp dụng để đánh giá chức năng thất trái qua các chỉ số độ biến dạng, tốc độ biến dạng theo ba chiều biến dạng của cơ tim là chiều dọc, chiều chu vi, chiều xuyên tâm, đồng thời đánh giá tình trạng xoay, xoắn cũng như tháo xoắn của thất trái. Một số nghiên cứu đã khẳng định độ chính xác của phương pháp này tương đương với cộng hưởng từ, nhưng siêu âm ưu việt hơn nhờ sự đơn giản, nhanh và không xâm nhập [40], [30]. Với bệnh nhân BTMT, đặc biệt nhóm bệnh nhân giai đoạn 1 và 2 chưa suy thận, siêu âm đánh dấu mô có vai trò quan trọng để đánh giá sớm rối loạn chức năng thất trái trên nhóm bệnh nhân chưa có biểu hiện lâm sàng suy tim [122],[169].

Với lợi điểm như vậy, trên thế giới đã có nhiều tác giả sử dụng siêu âm đánh dấu mô để đánh giá chức năng tim trên bệnh nhân tăng huyết áp, đái tháo đường cũng như các bệnh lý khác và được sử dụng trên bệnh nhân BTMT có và chưa có lọc máu, đặc biệt ý nghĩa trên bệnh nhân có phân số tống máu thất trái bình thường. Tại Việt Nam chưa có công trình nào sử dụng siêu âm đánh dấu mô nghiên cứu trên bệnh nhân bệnh thận mạn. Bởi vậy, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu chức năng thất trái bằng phương
pháp siêu âm đánh dấu mô cơ tim ở bệnh nhân bệnh thận mạn tính” nhằm hai mục tiêu:

1- Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và các chỉ số siêu âm đánh dấu mô cơ tim ở bệnh nhân bệnh thận mạn tính có phân suất tống máu thất trái bình thường.

2- Tìm hiểu mối liên quan giữa các chỉ số siêu âm đánh dấu mô cơ tim với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân bệnh thận mạn tính có phân suất tống máu thất trái bình thường.

Xem chi tiết tại đây:

luận án TS nguyễn đình chúc

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Facebook
Twitter

Có thể bạn quan tâm

Tải ứng dụng Hồ sơ sức khỏe

Kết nối với bác sĩ trực tuyến, xem hồ sơ sức khỏe trực tuyến

Đánh giá bài viết

5/5

Bài viết nổi bật