Cứu sống người bệnh ngộ độc nặng do uống 60 viên paracetamol

Người bệnh H (Tên người bệnh đã được thay đổi) vào viện trong tình trạng: Tỉnh chậm, da, niêm mạc nhợt, thể trạng suy kiệt, tim nhịp nhanh, phù 2 chi dưới, bụng chướng nhẹ, ấn đau vùng hạ sườn phải.

Theo chia sẻ của người nhà, 10 giờ trước khi vào viện, người bệnh đã uống cùng lúc 60 viên paracetamol 500mg. Sau khi uống, người bệnh đau bụng, buồn nôn nên được người nhà đưa vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cấp cứu.

Qua thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng, người bệnh được chẩn đoán ngộ độc cấp Paracetamol giờ thứ 10. Ngay sau đó, người bệnh được điều trị tích cực bằng thuốc giải độc đặc hiệu Acetylcystein, giải độc gan, truyền dịch,…

Ngày thứ 2 sau điều trị, người bệnh biểu hiện lơ mơ, da, niêm mạc vàng đậm, xét nghiệm cho thấy người bệnh suy gan cấp mức độ nặng (bilirubin toàn phần 122 µmol/l, AST 10301 UI/L, ALT 5574 UI/L), rối loạn đông máu nặng (PT 20%, INR 3,68). Ngay lập tức, các biện pháp điều trị tích cực cho người bệnh được thực hiện: truyền thuốc giải độc acetylsystein liều cao 200mg/kg, chỉ định đặt catheter lọc máu cấp cứu, thay huyết tương kết hợp lọc máu hấp phụ.

Sau 8 ngày chăm sóc và điều trị tích cực, sức khỏe người bệnh dần ổn định, bilirubin,men gan, đông máu về mức bình thường, người bệnh được khám thêm chuyên khoa thần kinh điều trị ổn định tâm lí, dự kiến xuất viện trong một vài ngày tới.

Người bệnh H bị ngộ độc nặng do uống 60 viên paracetamolđã ổn định cả về sức khỏe và tinh thần
Người bệnh H bị ngộ độc nặng do uống 60 viên paracetamolđã ổn định cả về sức khỏe và tinh thần

TS.BS. Hà Thị Bích Vân – Trưởng khoa Hồi sức tích cực – Chống độc cho biết: Người bệnh Hdo uống một lúc 30 gam paracetamol, là liều ngộ độc rất cao nên tình trạng suy gan diễn biến nặng nhanh. Tuy nhiên, may mắn người bệnh được cấp cứu kịp thời nên đã qua cơn nguy kịch.

Bác sĩ Vân cũng cho biết: Paracetamol (tên gọi khác là Acetaminophen) có tác dụng giảm đau, hạ sốt. Hiện nay, thuốc thuộc danh mục thuốc không kê đơn nên người dân có thể dễ dàng mua thuốc tại bất kỳ nhà thuốc, quầy thuốc nào.

Theo khuyến cáo, liều paracetamol đường uống ở người lớn trung tình 0,5 – 1g/ lần, 4-6 giờ/ lần, tối đa 4g/ ngày. Liều gây ngộ độc là 150mg/kg. Nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị ngộ độc là những người chán ăn, suy dinh dưỡng, nghiện rượu, suy giảm miễn dịch, uống cùng rượu và một số thuốc an thần, thuốc điều trị lao…

Nếu dùng thuốc quá liều trong thời gian dài hoặc dùng thuốc với liều rất cao trong một hoặc vài lần có thể dẫn đến ngộ độc với các mức độ khác nhau. Người bệnh có thể bị tổn thương gan, thậm chí suy gan cấp, hôn mê gan và tử vong.

Do vậy, bác sĩ khuyến cáo, nếu cần dùng thuốc, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ, không uống quá liều quy định. Nếu có biểu hiện hoặc nghi ngờ ngộ độc paracetamol, cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế để được xử trí kịp thời.

Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ có cơ sở vật chất khang trang, trang thiết bị máy móc tiên tiến, hiện đại với đội ngũ chuyên môn trình độ cao, nhiều kinh nghiệm, cùng sự hỗ trợ thường xuyên của các chuyên gia đầu ngành, luôn là địa chỉ tin cậy trong việc khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho người dân trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, các tỉnh lân cận và khu vực trung du miền núi phía Bắc.

Hiện nay, Bệnh viện đã triển khai được hầu hết các kỹ thuật chuyên sâu của tuyến tỉnh và tuyến trung ương, sẵn sàng tiếp nhận tất cả các trường hợp khám chữa bệnh và cấp cứu đến với Bệnh viện.

Người bệnh gặp các vấn đề về sức khỏe, vui lòng liên hệ:

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Hotline: 1800 888 989

Email: Contact@benhviendakhoatinhphutho.vn

Địa chỉ:

Đường Nguyễn Tất Thành, Phường tân Dân, Thành Phố Việt Trì, Tỉnh Phú Thọ

Fanpage: Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ

Youtube: https://www.youtube.com/@BVDKTPT

 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Facebook
Twitter

Có thể bạn quan tâm

Tải ứng dụng Hồ sơ sức khỏe

Kết nối với bác sĩ trực tuyến, xem hồ sơ sức khỏe trực tuyến

Đánh giá bài viết

5/5

Dịch vụ Bệnh viện