Những điều cần biết về nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiem khuan duong tiet nieu o tre em3

Nhiễm trùng đường tiết niệu là một bệnh phổ biến, gây cảm giác khó chịu và có thể để lại hậu quả nặng nề nếu không được thăm khám và chữa trị kịp thời. Bài viết này mong muốn cung cấp một số thông tin và phương pháp phòng tránh nhiễm trùng đường tiết niệu.

       1.Nhiễm trùng đường tiết niệu là gì?

Hệ thống tiết niệu gồm thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo.

Nhiễm trùng đường tiết niệu là tình trạng hệ thống đường tiết niệu bị viêm nhiễm do vi khuẩn, nấm gây ra

     2. Triệu chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu

– Cảm giác rát buốt khi đi tiểu, đau dọc niệu đạo từ khi bắt đầu đi tiểu đến khi ngưng tiểu

– Đi tiểu thường xuyên, thậm chí khi bạn chỉ rặn ra được một ít nước tiểu. Nước tiểu ít khiến người bệnh mệt mỏi, tiểu nhiều về đêm gây mất ngủ kéo dài.

– Nước tiểu có màu vàng đục, mùi khai khó chịu, thậm chí nếu viêm nhiễm nặng thì nước tiểu có lẫn máu

–  Đau tức lưng hoặc bụng dưới.

– Cảm giác mệt mỏi hoặc khó chịu.

– Có thể sốt hoặc rét run.

     3.Hậu quả của nhiễm trùng đường tiết niệu?

– Các triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt… khiến người bệnh mệt mỏi, chán nản, làm giảm khả năng làm việc, lao động, giảm chất lượng cuộc sống.

– Phụ nữ mang thai mắc bệnh có thể gây nhiễm trùng ối, nhiễm trùng bào thai, tăng nguy cơ vỡ ối, sảy thai.

– Nhiễm trùng đường tiết niệu sẽ ảnh hưởng đến chức năng thận, gây suy giảm chức năng thận.

– Nam giới bị nhiễm trùng đường tiết niệu có thể lây lan sang gây viêm tuyến tiền liệt, tinh hoàn….dẫn đến tắc ống dẫn tinh, suy giảm chất lượng tinh trùng gây vô sinh

– Nữ giới bị nhiễm trùng đường tiết niệu thì vi khuẩn gây viêm đường tiết niệu có thể lan rộng đến tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng gây vô sinh, hiếm muộn.

      4. Phòng ngừa nhiễm trùng đường tiểu như thế nào?

  • Nhiễm trùng đường tiểu là căn bệnh rất phổ biến nhưng không thể ngăn chặn hoàn toàn. Tuy nhiên, một vài thay đổi có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh như:
    • Khuyến khích uống nhiều nước (6-8 cốc mỗi ngày), điều này giúp loại bỏ vi khuẩn khỏi đường tiết niệu và cũng làm giảm nguy cơ táo bón.
    • Nên đi tiểu thường xuyên, tuyệt đối không nhịn tiểu bởi vì dễ làm vi khuẩn phát triển hơn.
    • Khi bị nhiễm trùng tiết niệu thì nên tránh dùng bia, rượu hay thức uống chứa nhiều caffeine vì có khả năng kích thích bàng quang.
    • Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ, dùng khăn sạch để lau từ trước ra sau khi đi tiểu.
    • Tắm bằng vòi hoa sen, hạn chế tắm bồn.
    • Phụ nữ nên cân nhắc kỹ lưỡng khi chọn mua băng vệ sinh hoặc cốc nguyệt san.
    • Ưu tiên chọn đồ lót làm bằng vải cotton thoáng mát, tránh vật liệu tổng hợp, bởi vì nó thúc đẩy một môi trường hoàn hảo cho vi khuẩn phát triển.
    • Vệ sinh trước và sau khi quan hệ tình dục. Nên đi tiểu sau khi quan hệ, việc này giúp đào thải những mầm bệnh trước khi chúng kịp vào bàng quang.

     

    BS.Ngô Thu Hương 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Tags :

Facebook
Twitter

Có thể bạn quan tâm

Tải ứng dụng Hồ sơ sức khỏe

Kết nối với bác sĩ trực tuyến, xem hồ sơ sức khỏe trực tuyến

Đánh giá bài viết

5/5

Dịch vụ Bệnh viện