Chế độ ăn cho bệnh nhân suy thận mạn có lọc máu chu kỳ

Tầm quan trọng của chế độ ăn với người suy thận mạn
Tầm quan trọng của chế độ ăn với người suy thận mạn

Suy thận mạn là gì?

Suy thận mạn là tình trạng suy giảm chức năng thận mạn tính không hồi phục theo thời gian do tổn thương không hồi phục về số lượng và chức năng của các nephron. Khi đã chuyển bệnh sang điều trị bằng lọc máu có chu kỳ thì urê creatinin, acid uric máu và một số nitơ phi protein khác sẽ được giảm xuống sau chu kì lọc. Natri, kali, nước cũng được điều chỉnh tốt; pH máu có thể trở về bình thường. Bệnh nhân sẽ thoải mái hơn, ăn ngon hơn, đỡ phù, đỡ mệt.

Hậu quả gì khi mắc suy thận mạn?

Tuy nhiên, do chức năng thận đã suy nặng, những ngày sau chu kì lọc máu, urê, creatinin máu lại tăng, nội mô lại bị rối loạn, nhiều ít là do chế độ ăn uống của bệnh nhân. Do đó không thể để bệnh nhân ăn uống một cách tự do, không tính toán mặc dầu có được lọc máu có chu kỳ.

Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến người suy thận mạn thế nào ?

Trước hết phải thấy rằng khi đã lọc máu ngoài thận chu kỳ thì sớm muộn bệnh nhân sẽ đái ít, thậm chí vô hiệu. Hai thận sẽ không còn chức năng.

Trong kỳ lọc máu các ion như natri, kali, hydrogen được điều chỉnh tốt nhưng những ngày không lọc máu mà bệnh nhân thiểu niệu, vô hiệu thì rất dễ bị tăng kali máu do đó bệnh nhân không thể ăn quá nhiều rau, quả chín. Đối với nước và natri cũng vậy.

Nếu để bệnh nhân ăn quá mặn, quá nhiều mì chính thì cơ thể sẽ bị tích natri, ứ nước, tăng thể tích tuần hoàn, phù, tăng huyết áp. Thêm vào đó bệnh nhân lại bị thiếu máu trường diễn do suy thận mạn tính, bị tạo lỗ thông động tĩnh mạch (FAV) gây tăng gánh nặng cho tim.

Tất cả những yếu tố đó đều là tác nhân gây dày thất trái, giãn thất trái rồi suy tim toàn bộ. Mặc dù urê máu có giảm nhờ lọc máu nhưng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân có suy tim sẽ không tốt và cuối cùng là tử vong sớm.

Mặt khác qua lọc máu bệnh nhân cũng mất một số protein, một số yếu tố vi lượng qua màng lọc thận nhân tạo, qua màng bụng. Lọc màng bụng chu kỳ ngoại trú (CAPD) mỗi ngày bệnh nhân có thể mất từ 6-8g protein.

Lọc thận nhân tạo lượng protein mất ít hơn, khoảng 3-4g/mỗi chu kỳ lọc. Như vậy đối với bệnh nhân lọc máu chu kỳ nếu có dùng chế độ ăn giảm đạm như  trong điều trị bảo tồn thì chắc chắn cân bằng nitơ sẽ bị âm tính. Bệnh nhân sẽ bị suy dinh dưỡng do thiếu đạm.

Ngược lại nếu cho ăn quá nhiều protein, ăn tự do thì mức urê máu những ngày trước lọc máu tăng cao. Bệnh nhân sẽ kém thoải mái, chán ăn vì vẫn ở trong tình trạng urê máu cao.

Do đó ở bệnh nhân có lọc máu chu kỳ thì chế độ ăn uống được nâng cao hơn nhưng cần phải bỏ quan niệm không đúng cho rằng lọc máu ngoài thận thì được ăn uống tự do, tùy ý.

Vậy bệnh nhân lọc máu ngoài thận chu kỳ phải đảm bảo các nguyên tắc gì ? 

  • Đủ đạm, nhiều đạm hơn người bình thường. Người bình thường cần 1 g/kg/ngày thì bệnh nhân lọc máu ngoài thận cần 1,2-1,4 g/kg/ngày. Tỷ lệ đạm trong một số thực phẩm như sau: thịt bò là 18 gam/100gam; thịt lợn nạc là 19 gam/100gam, cá chép là 17 gam/100gam; trứng gà là 16gam/100gam, nhưng trong các loại đậu đỗ tỉ lệ protein chiếm tới 21-25 gam/ 100gam đặc biệt trong đỗ tương đạm cao tới 35-40 gam/100gam (tuy nhiên giá trị sinh học của đạm trong đậu đỗ, vừng lạc, ngũ cốc…
  • Đảm bảo 50% trở lên đạm động vật, giàu acid amin thiết yếu bao gồm thịt, cá, tôm, cua…
  • Đủ năng lượng, ít nhất là 35 Kcal/ngày.
  • Đủ vitamin và các yếu tố vi lượng khác đặc biệt là sắt, vitamin B12, acid folic, vitamin B6 là phức hợp chống thiếu máu cần bổ sung cho bữa ăn. Các loại thực phẩm giàu sắt và các vitamin kể trên bao gồm: thịt đỏ, tôm, cá, hải sản, động vật có vỏ (nghêu, hàu), sữa, thịt gà, cua….
  • Ăn giảm muối, hạn chế muối ở mức 2 – 4 g/ngày (một thìa cà phê muối tương ứng với 5 gram muối).
  • Hạn chế các loại thức ăn giàu kali như: rau dền, na, đu đủ, chuối chín, mít chín, các loại hoa quả có múi (bưởi, cam, quýt ngọt…)…
  • Giảm thức ăn giàu phosphate như: trứng, phủ tạng động vật, thịt hộp, đồ ăn chế biến sẵn…
  • Tăng thức ăn giàu calci: sữa, cá, sụn…
  • Đảm bảo cân bằng muối,  nước, ít toan. Nước uống vừa đủ, tương ứng với lượng nước đái ra, ít hơn nếu có phù, nhiều hơn nếu mất nước (tiêu chảy, mất dịch…).
  • Điều chỉnh nhu cầu theo diễn biến lâm sàng.

Trung tâm Thận lọc máu – Niềm tin & Chất lượng

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Có thể bạn quan tâm

Tải ứng dụng Hồ sơ sức khỏe

Kết nối với bác sĩ trực tuyến, xem hồ sơ sức khỏe trực tuyến

Đánh giá bài viết

5/5

Dịch vụ Bệnh viện