Phẫu thuật bảo tồn thành công cẳng chân bị dập nát cho người bệnh bị tai nạn lao động

Khoa Chấn thương I vừa phẫu thuật thành công cho một ca bệnh đặc biệt: Người bệnh bị dập nát cẳng chân do tai nạn lao động.

Người bệnh Nguyễn T.H sinh năm 1971, trú tại Hà Thạch – Thị xã Phú Thọ – Phú Thọ nhập viện trong tình trạng dập nát cẳng chân phải do tai nạn lao động.

Tai nạn xảy ra với người bệnh H khi đang làm việc thì bị cuốn chân vào máy làm gạch. Sau tai nạn, người bệnh mất vận động chân phải, vết thương nát toàn bộ cẳng chân, người bệnh đã được sơ cứu ở Bệnh viện Huyện sau đó chuyển tuyến đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ điều trị.

11032021 dap nat chan 1

Hình ảnh chân của người bệnh khi mới đến Bệnh viện

Tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ, qua thăm khám: cẳng chân phải dập nát toàn bộ phần mềm và xương từ 1/3 giữa xướng đến cổ chân, mất toàn bộ da, nát cơ, phần mềm, cương gãy nhiều đoạn, vết thương bẩn nhiều bùn đất lẫn dầu máy, chảy nhiều máu. Người bệnh được chẩn đoán gãy hở độ IIIC 2 xương cẳng chân phải do tai nạn lao động.

11032021 dap nat chan 2

Hình ảnh chân người bệnh khi vừa phẫu thuật xong

Người bệnh có chỉ định phẫu thuật kết hợp xương nối mạch máu thần kinh, cắt lọc phần mềm dập nát, khâu bảo tồn.

11032021 dap nat chan 3

Hình ảnh phim chụp của người bệnh trước và sau phẫu thuật

Sau phẫu thuật 4 ngày, hiện tại người bệnh tỉnh, không sốt, vết mổ chân phải dịch thấm băng. Ngọn chi hồng ấm, vận động hạn chế, cảm giác tốt.

11032021 dap nat chan 4 1

Các bác sĩ thăm khám chân cho người bệnh (sau 4 ngày phẫu thuật)

Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Văn Bảy – Trưởng khoa Chấn thương I cho biết: Đây là ca bệnh rất đặc biệt, vì tổn thương và dập nát quá nhiều, trước nguy cơ phải cắt cụt chân phải. Qua thăm khám, chúng tôi thấy bàn ngón chân phải còn hồng ấm, mạch mu chân phải còn bắt được, vì vậy chúng tôi đã quyết tâm phẫu thuật bảo tồn giữ lại chân cho người bệnh.

Bác sĩ Bảy cho biết thêm: Việc bảo tồn chân cho người bệnh có thể coi là thành công. Tuy nhiên, do tổ chức cơ và da dập nát nhiều, người bệnh cần phải trải qua một vài cuộc phẫu thuật nữa để cắt lọc tổ chức hoại tử và ghép da, cơ. Để giữ được chân của người bệnh cần sự cố gắng của cả các y bác sĩ và người bệnh.

Trương Tĩnh

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Tags :

Facebook
Twitter

Có thể bạn quan tâm

Tải ứng dụng Hồ sơ sức khỏe

Kết nối với bác sĩ trực tuyến, xem hồ sơ sức khỏe trực tuyến

Đánh giá bài viết

5/5

Dịch vụ Bệnh viện