Phẫu thuật ghép xương sọ bằng xương tự thân

Phẫu thuật ghép xương sọ bằng xương tự thân và  phẫu thuật ghép khuyết xương sọ bằng vật liệu nhân tạo là một trong những phẫu thuật thường quy của khoa Ngoại thần kinh – Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ. Lợi ích của việc ghép khuyết xương sọ là nhằm khôi phục phần xương sọ bị thiếu do khiếm quyết hoặc sau phẫu thuật sọ não

Vì sao cần phẫu thuật ghép khuyết xương sọ ?

Bệnh nhân bị khuyết xương sọ có thể là do tình trạng khiếm quyết bẩm sinh hoặc sau phẫu thuật sọ não (phẫu thuật lấy u não, xuất huyết não, chấn thương sọ não …) Tình trạng khuyết xương sọ làm ảnh hưởng đến sự cân bằng áp suất trong nội sọ. Phần não nằm dưới cùng khuyết xương sọ cũng dẽ bị tổn thương hơn, người khuyết xương sọ thường mặc cảm vì hình dáng bên ngoài do việc khiếm quyết hộp sọ gây ảnh hưởng đến thấm mỹ. Phẫu thuật thuật ghép khuyết xương sọ là giải pháp để khắc phục tình trạng này.

Phẫu thuật ghép xương sọ bằng xương tự thân là gì ?

Phẫu thuật ghép xương sọ bằng xương tự thân là phương pháp thường được sử dụng sau các phẫu thuật giải áp điều trị phù não do chấn thương, sau phẫu thuật u não. Sau phẫu thuật mảnh sọ được cắt ra sẽ được gửi đến các ngân hàng mô để bảo quản cụ thể là tiệt trùng bằng tia Gamma để giữ và cấp đông ở nhiệt độ -85 độ C nhằm bảo quản mảnh xương sọ, thời gian có thể kéo dài đến 5 năm. Tuy nhiên theo khuyến cáo phẫu thuật nên được ghép lại từ 3-9 tháng sau phẫu thuật mở sọ đầu để tránh nguy cơ viêm rò, tiêu sập xương sọ do phản ứng đào thải của cơ thể.

Hình ảnh người bệnh trước khi ghép xương sọ

Hình ảnh người bệnh trước khi ghép xương sọ

 

 

 

Mảnh xương sọ đã được xử lý để ghép cho người bệnh

Mảnh xương sọ đã được xử lý để ghép cho người bệnh

Lưu ý trong ghép khuyết xương sọ

Nếu gặp phải tình trạng viêm rò hoặc tiêu mảnh ghép xương sọ thì cần điều trị tình trạng viêm trên bệnh nhân một cách ổn định sau đó có thể bổ sung bằng một số vật liệu nhân tạo phù hợp. Một số biến chứng có thể gặp phải sau khi tạo hình xương sọ bằng xương tự thân đó là chảy máu vết thương, tụ máu dưới da, nhiễm trùng vết mổ, viêm não, viêm màng não, hoại tử vùng da đầu, hoại tử mảnh ghép…

Người bệnh sau khi được ghép xương
                                                                                               Người bệnh sau khi được ghép xương

Đối với những biến chứng không mong muốn như trên thì bệnh nhân có thể được xử trí bằng cách bù tuần hoàn, cầm máu, băng ép, cấy dịch vết thương để làm kháng sinh đồ, điều trị nhiễm trùng và viêm não màng não theo kháng sinh đồ, có thể phẫu thuật lấy mảnh ghép ra lại và tiến hành tạo hình bảo vệ màng cứng…

Chống chỉ định của phương pháp này là những trường hợp những bệnh nhân đang mắc nhiều bệnh lý toàn thân thể nặng, bệnh nhân có vấn đề về tâm thần cũng như vùng khuyết xương sọ bị viêm nhiễm nặng.

Phẫu thuật ghép khuyết sọ có được hưởng bảo hiểm không?

Tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ phẫu thuật khuyết xương sọ là một trong những phẫu thuật thường quy và được hưởng bảo hiểm y tế tùy thuộc vào mức độ cũng như vật liệu đi kèm của cuộc phẫu thuật. Các bác sĩ phẫu thuật trước khi phẫu thuật sẽ tư vấn đầy đủ cho bạn và gia đình bạn. Để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Tổng đài 1800.888.989 (miễn phí) hoặc truy cập fanpage, zalo Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Facebook
Twitter

Có thể bạn quan tâm

Tải ứng dụng Hồ sơ sức khỏe

Kết nối với bác sĩ trực tuyến, xem hồ sơ sức khỏe trực tuyến

Đánh giá bài viết

5/5

Bài viết nổi bật