Phụ nữ ngành Y tế Phú Thọ đi đầu trong phong trào “Giỏi việc nước – Đảm việc nhà”

Vận dụng công cuộc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác, những năm qua, ngành Y tế đã triển khai có hiệu quả nhiều phong trào thi đua yêu nước, tiêu biểu là phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” cho nữ cán bộ, viên chức, lao động. Đặc biệt một trong những tỉnh thành luôn đi đầu trong các phong trào thi đua không thể không kể đến ngành Y tế tỉnh Phú Thọ.

Trong công cuộc chiến đấu với đại dịch Covid -19, những nữ nhân viên y tế luôn ra sức làm tròn nhiệm vụ của mình: vừa đảm bảo công việc chuyên môn; vừa hoàn thành nghĩa vụ làm vợ, làm mẹ của bản thân. Chia sẻ với các đồng nghiệp, những người cùng phái với mình – BSCKII Thiều Thị Thanh Thủy – thủ lĩnh đoàn hỗ trợ chống dịch tại TP.Hồ Chí Minh kể rằng: Bản thân là người đứng đầu Công đoàn Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ về cả tuổi đời và kinh nghiệm, bằng nhiệt huyết yêu nghề và cái tâm thực sự mong muốn được chung tay vào công cuộc đẩy lùi dịch bệnh ,mang bình yên đến với những mái ấm gia đình – đó chính là động lực thôi thúc vị thủ lĩnh ấy quyết định xông pha vào nơi cam go nhất trong tâm dịch.

Như bao cuộc chiến trong lịch sử đấu tranh vệ quốc oanh liệt, hào hùng của dân tộc ta, toàn dân cùng một ý chí, đoàn kết một lòng coi “Chống dịch như chống giặc”. Ngành Y với đội ngũ các y bác sĩ, cán bộ nhân viên y tế đang giữ vai trò nòng cốt, xung kích đi đầu và đối mặt với hiểm nguy, vô cùng gian khó, ngày đêm bảo vệ tính mạng cho đồng bào. Đặc biệt là những nữ chiến sỹ áo trắng đã phải thực hiện cùng một lúc đồng bộ nhiều nhiệm vụ, vừa phải đảm đương công việc xã hội, vừa phải chăm lo cho gia đình. Trên mọi lĩnh vực, chị em đã ra sức học tập, rèn luyện, trau dồi y đức để hoàn thành tốt công việc, góp phần tạo nên những thành quả đáng tự hào trong sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho người dân. 

20102021 phu nu nganh y 1

Tạm biệt con yêu xung phong vào “chiến trường” chống dịch

Các y bác sĩ, cán bộ nhân viên y tế gác lại cuộc sống thường nhật. Họ phải tạm rời xa gia đình, người thân yêu để chiến đấu với đại dịch, nhiều y bác sĩ không thể có một “nụ hôn” với đứa con thơ hay ở bên cạnh chăm sóc cha mẹ già đang mang trọng bệnh. Tất cả vì cuộc chiến với đại dịch vì sự an toàn tính mạng cho hơn 90 triệu người dân. Nhiều bài thơ, ca khúc, bức thư, … đã viết lên những hoàn cảnh đầy cảm xúc đó, khiến bao người rơi lệ,… Nguy hiểm là vậy, gian khó là vậy nhưng những “nữ chiến sĩ mặc áo trắng” ở tuyến đầu của trận chiến chống đại dịch vẫn luôn nêu cao ý trí, bản lĩnh, kiên cường, ngày đêm động viên, chăm sóc, bảo vệ tính mạng của người bệnh, cũng như đảm đương và làm tròn trọng trách của người vợ, người mẹ… Với tinh thần trách nhiệm cao cả, các bác sỹ đều hết lòng chăm sóc, phục vụ, chữa trị, đặt nhiệm vụ chữa bệnh cứu người lên trên hết.

20102021 phu nu nganh y 2

Các y, bác sĩ trẻ xông pha vào tâm dịch Hồ Chí Minh

Những ngày qua, cả nước hướng về Hồ Chí Minh và miền Nam ruột thịt, mong mỏi trông chờ từng tin có được từ bệnh viện. Mỗi một thông tin bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2 khỏi bệnh, xuất viện là niềm vui của người dân cả nước lại vỡ òa. Đó là những món quà tinh thần vô giá mà ngành y tế, các y bác sĩ dành cho Tổ quốc và nhân dân mình. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc, toàn dân đã chấp hành, ủng hộ công tác phòng chống dịch, bước đầu đã thu được những kết quả tích cực.

Trước thềm 20/10, nhân ngày Phụ nữ Việt Nam, hãy cùng những “thủ lĩnh áo trắng” lan toả niềm vui, những câu chúc tốt đẹp và đượm màu hoa nhất đến tất cả các nữ nhân viên y tế trong Bệnh viện. Hy vọng rằng các chị em hãy giữ vững tinh thần thép, cùng nắm tay nhau vượt qua đại dịch và hoàn thiện mục tiêu kép để xứng danh “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”.

Hồng Nhung

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Facebook
Twitter

Có thể bạn quan tâm

Tải ứng dụng Hồ sơ sức khỏe

Kết nối với bác sĩ trực tuyến, xem hồ sơ sức khỏe trực tuyến

Đánh giá bài viết

5/5

Bài viết nổi bật