2 giai đoạn phục hồi chức năng cho người bệnh sau phẫu thuật kết hợp xương đòn

Gãy xương đòn là 1 tình trạng gãy xương thường gặp đặc biệt trong khi chơi thể thao. Chấn thương gãy xương đòn có nhiều kiểu chấn thương khác nhau, vì vậy quá trình phục hồi chức năng cần thiết phải phù hợp với mức độ gãy và phương pháp điều trị.

Phục hồi chức năng sau gãy xương đòn chính là áp dụng các kỹ thuật vật lý trị liệu, vận động trị liệu, thuốc để thúc đẩy quá trình liền xương cũng như các chức năng liên quan của xương đòn và tránh các biến chứng như teo cơ, cứng khớp vai,…Tùy thuộc vào giai đoạn bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định các bài tập gãy xương đòn phù hợp cho bệnh nhân

Thay băng vết mổ và chiếu tia Plasma cho người bệnh trong quá trình phục hồi chức năng
Thay băng vết mổ và chiếu tia Plasma cho người bệnh trong quá trình phục hồi chức năng

Điều dưỡng Nguyễn Quốc Khánh – Điều dưỡng Trưởng Khoa Chấn thương 2 hướng dẫn các bài tập phục hồi chức năng cho người bệnh:

Giai đoạn bất động 

– Tập phục hồi chức năng chủ yếu để duy trì cơ lực ở các khớp tự do, cải thiện tuần hoàn, và chống teo cơ cứng khớp.

– Phối hợp chiếu tia Plasma tại vết mổ ngay sau 24h 

– Ở tuần 1-2: Bệnh nhân cần tập vận động ngay sau khi phẫu thuật về trong 3 giờ đầu. 

*Tập chủ động cử động gập duỗi ngón tay. 

*Tập chủ động gập duỗi cổ tay, khuỷu tay, cử động sấp ngửa cẳng tay. 

*Tập chủ động các cử động của cột sống cổ. 

*Co cơ tĩnh nhẹ nhàng ở vùng vai có vết mổ và tránh co kéo mạnh gây chảy máu vết mổ. 

– Tuần thứ 3-4 sẽ tập tương tự như tuần 1-2 nhưng thêm động tác dạng cánh tay có tác dụng tạo sức ép vào đầu xương làm liền xương nhanh.

Giai đoạn sau bất động 

– Phục hồi chức năng với mục đích làm giảm co thắt vùng đai vai, giảm đau, gia tăng sức mạnh, tầm vận động và chức năng sinh hoạt của khớp vai, các phương pháp gồm:

Xoa bóp các cơ bị co cứng ở vùng cổ vai cho người bệnh trong quá trình phục hồi chức năng
Xoa bóp các cơ bị co cứng ở vùng cổ vai cho người bệnh trong quá trình phục hồi chức năng

Xoa bóp các cơ bị co cứng ở vùng cổ vai cho người bệnh sau phẫu thuật

* Xoa bóp các cơ bị co cứng ở vùng cổ vai 

*Tập mạnh cơ vùng đai vai nhưng phải tùy cơ lực của bệnh nhân, có thể tập chủ động có trợ giúp hoặc chủ động hoặc có đề kháng 

– Tập chủ động trợ giúp hoặc tự trợ giúp bằng giàn treo, ròng rọc, tay kỹ thuật viên để gia tăng tầm vận động khớp vai 

Tập tại nhà: bò tường trong tư thế gập và dạng vai, dùng tay lành trợ giúp tay đau thực hiện các động tác của khớp vai 

– Một số hoạt động trị liệu khác: bệnh thừng, bắt bóng, ném bóng,…

Khoa Chấn thương 2 – Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ đã tiếp nhận và phẫu thuật kết hợp xương thành công cho rất nhiều người bệnh gãy xương đòn. Phục hồi chức năng cho người bệnh sau phẫu thuật kết hợp xương đòn được thực hiện thường quy tại Khoa. 

Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ 

Khoa Chấn thương II – Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ

Tel: 1800.888.989

Điều dưỡng Nguyễn Quốc Khánh – Điều dưỡng Trưởng Khoa Chấn thương 2

Nguồn tham khảo: Clavicular Fracture

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Facebook
Twitter

Có thể bạn quan tâm

Tải ứng dụng Hồ sơ sức khỏe

Kết nối với bác sĩ trực tuyến, xem hồ sơ sức khỏe trực tuyến

Đánh giá bài viết

5/5

Dịch vụ Bệnh viện