Sỏi bàng quang – Đối tượng nào có nguy cơ mắc?

Sỏi bàng quang là tình trạng xảy ra khi các tạp chất trong nước tiểu tập trung lại tạo thành những hạt nhỏ trong bàng quang. Sỏi bàng quang là bệnh lý phổ biến ở đường tiết niệu và chiếm tỷ lệ 1/3 số ca sỏi đường tiết niệu. Nếu bệnh không được phát hiện sớm và xử lý kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe.

Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và đối tượng có nguy cơ mắc sỏi bàng quang.

Sỏi bàng quang – Đối tượng nào có nguy cơ mắc?
Sỏi bàng quang – Đối tượng nào có nguy cơ mắc?

Nguyên nhân gây sỏi bàng quang

Có rất nhiều nguyên nhân gây sỏi bàng quang. Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây nên bệnh sỏi bàng quang như:

  • Sỏi từ các cơ quan trong hệ tiết niệu: không phải lúc nào sỏi cũng được hình thành từ bàng quang. Có 1 số trường hợp xuất hiện sỏi niệu quản, sỏi thận rơi xuống bàng quang.
  • Viêm tuyến tiền liệt (thường gặp ở nam giới): Cổ bàng quang bị chít hẹp do u xơ tuyến tiền liệt, viêm tiền liệt mãn tính đè cổ bàng quang gây ứ đọng nước tiểu. Nước tiểu bị ứ đọng dẫn đến tạo sỏi bàng quang (viêm nhiễm, u, cục, túi thừa bàng quang).
  • Sa bàng quang (thường gặp ở phụ nữ): Thành bàng quang yếu và sa xuống âm đạo làm chặn dòng nước tiểu. Theo thời gian trong bàng quang dẫn tới hình thành sỏi.
  • Hẹp niệu đạo: Bệnh sỏi bàng quangcó thể do chít hẹp niệu đạo gây ứ đọng nước tiểu tạo thành cặn sỏi.
  • Bổ sung thừa chất gây ra bệnh sỏi bàng quang: Các loại thuốc thực phẩm chức năng rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên nếu bổ sung quá nhiều canxi, phốt pho, chất khoáng sẽ gây thừa chất. Các chất thừa sẽ không thể chuyển hóa hết và tích tụ dần thành sỏi.
  • Thiết bị y tế: Các dụng cụ y tế như ống thông tiểu, vòng tránh thai cũng có thể là nguyên nhân gây sỏi.
  • Thói quen sinh hoạt và ăn uống không lành mạnh: Ăn ít rau, uống ít nước sẽ khiến cơ thể không trao đổi được chất gây tích tụ cặn. Thường xuyên ngồi một chỗ, ít vận động do các bệnh như tai biến mạch máu não, bại liệt, viêm khớp chậu cũng dễ hình thành sỏi thận.

Triệu chứng nhận biết sỏi bàng quang

Đối với các sỏi bàng quang có kích thước nhỏ có thể sẽ không gây ra triệu chứng. Tuy nhiên khi bàng quang có sỏi thì người bệnh sẽ có các biểu hiện như:

  • Đau bụng dưới.
  • Tiểu nhiều lần trong ngày kèm theo tiểu rắt và buốt.
  • Khó tiểu và thường bị gián đoạn dòng nước tiểu.
  • Cảm thấy đau và khó chịu trong dương vật (nam giới).
  • Nước tiểu có màu khác lạ: Sậm màu hoặc có lẫn máu.

Đối tượng có nguy cơ mắc sỏi bàng quang

  • Giới tính: Bệnh thường gặp chủ yếu ở nam giới.
  • Độ tuổi: Những người thuộc độ tuổi trung niên (từ 50) trở lên rất dễ bị bệnh sỏi bàng quang do khi này các bộ phận trong cơ thể đã không còn hoạt động tốt.
  • Những người mắc bệnh: Phì đại, u xơ tuyến tiền liệt, hẹp niệu đạo do nhiễm trùng hoặc phẫu thuật.
  • Những người bị di chứng của bệnh: Đột quỵ, thoát vị đĩa đệm, bệnh Parkinson, tiểu đường,…

Sỏi bàng quang nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy khi thấy có những triệu chứng của bệnh người bệnh nên đến bệnh viện khám sớm để có biện pháp điều trị kịp thời, hiệu quả.

Khoa Ngoại thận – Tiết niệu – Hotline: 1800.888.989

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Tags :

Facebook
Twitter

Có thể bạn quan tâm

Tải ứng dụng Hồ sơ sức khỏe

Kết nối với bác sĩ trực tuyến, xem hồ sơ sức khỏe trực tuyến

Đánh giá bài viết

5/5

Dịch vụ Bệnh viện