Ung thư tuyến giáp được coi là căn bệnh tiên lượng tốt, kể cả ở những giai đoạn muộn. Chỉ cần điều trị dứt điểm, kịp thời thì tỉ lệ sống của người bệnh sẽ rất cao.
Tầm soát ung thư tuyến giáp là gì?
Tầm soát ung thư tuyến giáp là các xét nghiệm từ cơ bản đến chuyên sâu, qua đó tìm kiếm được sự xuất hiện của các tế bào ung thư khi người bệnh chưa có các triệu chứng trên cơ thể. Nói một cách khác, tầm soát ung thư sẽ giúp người bệnh phát hiện sớm bệnh ung thư, từ đó điều trị bệnh dễ dàng, hạn chế tối đa các biến chứng không mong muốn.
Việc tầm soát ung thư tuyến giáp sẽ giúp phát hiện ra các loại ung thư tuyến giáp đặc trưng như Ung thư tuyến giáp thể nhú, Ung thư tuyến giáp thể nang, Ung thư tuyến giáp thể tủy, Ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa. Từ đó, giúp các bác sĩ lựa chọn phương pháp chữa trị đúng đắn và kịp thời.
Các phương pháp tầm soát ung thư tuyến giáp
Khám lâm sàng: Khám nội tổng quát (đo chiều cao, huyết áp, cân nặng, khám tim mạch, tiêu hóa, hô hấp…); khám cổ (giúp phát hiện u tuyến giáp, hạch cổ).
Xét nghiệm hormone tuyến giáp: Đo nồng độ TSH, FT3, FT4, Tg và AntiTg xét nghiệm này được thực hiện để đánh giá chức năng tuyến giáp
Siêu âm tuyến giáp: Siêu âm giúp phát hiện các nhân giáp, xác nhận kích thước bướu tuyến giáp, đánh giá cấu trúc tuyến giáp, cung cấp chi tiết liên quan đến đặc điểm khối u.
Chọc hút kim nhỏ tuyến giáp: được thực hiện khi bác sỹ phát hiện u tuyến giáp có nhân bất thường sau bước siêu âm.
Xạ hình tuyến giáp: để kiểm tra cấu trúc và chức năng của tuyến giáp và các khối u tuyến giáp.
Khi nào nên thực hiện tầm soát ung thư tuyến giáp?
Ung thư tuyến giáp là căn bệnh không chừa một ai, vì vậy mỗi cá nhân đều nên chủ động đi tầm soát sớm. Dưới đây là một số trường hợp người bệnh cần đi tầm soát ung thư tuyến giáp:
Phụ nữ trên 25 tuổi nên tầm soát ung thư theo định kỳ đầy đủ và thường xuyên.
Nam giới ngoài 40 tuổi.
Người có chế độ ăn uống thiếu i-ốt.
Những người bị phơi nhiễm các chất phóng xạ, chất độc hóa học ở mức độ cao.
Người có tiền sử hoặc người thân trong gia đình có tiền sử với một số bệnh về tuyến giáp như FAP, MEN II, Cowden, ung thư biểu mô tuyến giáp,…
Khi có dấu hiệu nghi ngờ bản thân mắc ung thư tuyến giáp như: hạch ở cổ, u ở cổ, khó nuốt – khó thở, đau họng, đau cổ, có khối u ở trước cổ hoặc tuyến giáp,..
Người từng phải chiếu/ xạ vào đầu hoặc cổ khi còn nhỏ hoặc thuộc lứa tuổi thanh – thiếu niên.
Người bị khàn tiếng, đau họng, giọng nói bị thay đổi, gặp khó khăn trong việc giao tiếp.
Tầm soát ung thư tuyến giáp ở đâu?
Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ có cơ sở vật chất khang trang, trang thiết bị máy móc tiên tiến, hiện đại với đội ngũ chuyên môn trình độ cao, nhiều kinh nghiệm, cùng sự hỗ trợ thường xuyên của các chuyên gia đầu ngành, là địa chỉ tin cậy trong việc trong triển khai tầm soát các bệnh lý nguy hiểm như ung thư, khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho người dân trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, các tỉnh lân cận và khu vực trung du miền núi phía Bắc.
Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ đang triển khai gói tầm soát ung thư tuyến giáp với các hạng mục kiểm tra, xét nghiệm chuyên sâu, giúp phát hiện và chẩn đoán chính xác sự xuất hiện của tế bào ung thư ngay cả khi chưa có triệu chứng.
Người dân có nhu cầu đến tầm soát ung thư tuyến giáp, hoặc khám và điều trị bệnh, vui lòng liên hệ:
Tổng đài chăm sóc khách hàng
Tel: 1800.888.989
Bài viết được tham khảo ý kiến của TS.BS Phạm Tiến Chung– Phụ trách Trung tâm Ung bướu – Phó giám đốc trung tâm Ung bướu kiêm trưởng đơn vị Xạ trị và Y học hạt nhân,.– Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ