Sau tán sỏi thận người bệnh cần có 1 chế độ dinh dưỡng như thế nào?

Tán sỏi thận là phương pháp điều trị hiện đại, đang được áp dụng và đem đến hiệu quả điều trị sỏi thận, sỏi niệu quản tốt. Tán sỏi thận qua da là phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn, sỏi sẽ tự vụn và được hút ra ngoài.

Sau tán sỏi thận, chế độ dinh dưỡng góp phần rất quan trọng giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi cũng như giảm tối đa nguy cơ biến chứng hậu phẫu.

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh sau tán sỏi thận
Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh sau tán sỏi thận
  1. Những thực phẩm người bệnh sau tán sỏi thận nên bổ sung

  • Uống nhiều nước

Uống nhiều nước là nguyên tắc đầu tiên trong điều trị các bệnh về thận, đặc biệt là bệnh lý sỏi thận. Khi đủ nước sẽ giúp tăng cường quá trình bài tiết nước tiểu. Từ đó, những cặn sỏi còn sót lại có thể dễ dàng được đào thải ra ngoài qua đường niệu.

Ngoài ra, khi cơ thể được cung cấp đủ nước sẽ hạn chế khả năng lắng đọng của các tinh thể có trong nước tiểu, từ đó làm giảm nguy cơ sỏi tái phát.

Uống nhiều nước là việc quan trọng nhất cho người bệnh sau tán sỏi thận
Uống nhiều nước là việc quan trọng nhất cho người bệnh sau tán sỏi thận
  • Bổ sung nhiều hoa quả

Việc bổ sung nhiều loại trái cây cho người bệnh sau tán sỏi là điều cần thiết để tăng cường hệ miễn dịch và nâng cao sức khỏe. Một số loại hoa quả mà người bệnh sau tán sỏi thận nên đặc biệt ăn nhiều, bao gồm: hoa quả họ cam, quýt, trái cây chứa vitamin C (ổi, kiwi, đu đủ…),

  • Tăng cường bổ sung các thực phẩm lợi niệu và dễ tiêu hóa

Bổ sung những thực phẩm lợi niệu sẽ giúp người bệnh bài xuất các mảnh sỏi vụn, các nhân sỏi nhỏ, cặn máu, dịch máu, cặn máu… theo ống thông xuống bàng quang, đái ra ngoài.

Những thực phẩm giúp lợi tiểu như: Rau cần tây, rau cải, củ cải đường, nước cam hoặc chanh, nước râu ngô…

Những thực phẩm dễ tiêu hóa giúp người bệnh hấp thu các chất dinh dưỡng để nhanh hồi phục sức khỏe, mau liền các tổn thương niêm mạc – thành niệu quản. Các thực phẩm giúp dễ tiêu hóa bao gồm: rau lang, khoai lang, rau mồng tơi, rau đay, rau nhiếp cá, đậu phụ, chuối, súp lơ,…

  • Ăn thực phẩm giàu canxi

Người bệnh sau tán sỏi cần bổ sung mỗi ngày khoảng 1000mg canxi để  tăng cường chức năng thận và phòng tránh nguy cơ tái phát sỏi. Một số loại thực phẩm giàu canxi như: sữa, phô mai, sữa chua, đậu phụ, cá hồi và các loại cá biển…

  • Bổ sung thực phẩm giàu vitamin D

Vitamin D giúp tăng cường sự chuyển hóa canxi trong cơ thể. Khi lượng canxi giảm khiến nồng độ oxalat có trong nước tiểu giảm theo, giúp ngăn ngừa tạo thành các sỏi oxalat trong thận.

Các thực phẩm giàu vitamin D như: Lòng đỏ trứng, sữa đậu nành, phô mai,…

  1. Những thực phẩm người bệnh sau tán sỏi thận cần tránh

  • Giảm lượng muối trong chế độ ăn

Chế độ ăn ít muối sẽ đảm bảo lượng natri trong cơ thể luôn ở mức độ thấp, từ đó sẽ hạn chế lượng canxi thải loại ra ngoài. Khi đó, cơ thể giảm hấp thu oxalat ở ruột và ngăn ngừa nguy cơ hình thành sỏi thận.

  • Những thực phẩm có hàm lượng oxalat cao

Oxalat cao là 1 trong những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng hình thành sỏi thận. Vì vậy, người bị sỏi thận cần tránh tuyệt đối những thực phẩm có gốc oxalat như: rau bina, củ cải đường… để hạn chế tối đa các yếu tố nguy cơ.

  • Hạn chế đường và đồ ngọt

Đường và các loại đồ ngọt có chứa hàm lượng sucrose và fructose rất cao chính là các yếu tố làm tăng nguy cơ gây sỏi thận và có thể dẫn đến bệnh tiểu đường. Do đó người bệnh cần lưu ý hạn chế tối đa các loại thực phẩm này để tránh nguy cơ tái phát sỏi thận.

  • Hạn chế lượng đạm trong bữa ăn

Đạm có thể làm tăng nguy cơ tích tụ axit uric trong máu, đồng thời có thể làm cho tinh thể muối urat hình thành, tích tụ tại thận và làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. Vì vậy, người bệnh cần hạn chế lượng đạm trong khẩu phần ăn, đặc biệt là các loại loại thực phẩm giàu đạm như thịt đỏ hoặc một số loại rau củ quả khác…

  • Hạn chế các loại thức ăn nhanh, thực phẩm nhiều dầu mỡ

Người bệnh sỏi thận cần hạn chế tối đa các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ vì có thể làm ảnh hưởng đến chức năng thận và làm tăng nguy cơ hình thành các căn bệnh khác như tiểu đường, béo phì….

  • Tránh thực phẩm chứa nhiều kali

Lượng kali trong máu tăng cao sẽ làm tăng áp lực cho thận và làm giảm khả năng đào thải của thận. Từ đó có thể dẫn tới việc hình thành sỏi và ngăn ngừa đào thải sỏi ra ngoài cơ thể. Các thực phẩm chứa nhiều kali như chuối, bơ, khoai tây…

Chế độ ăn uống rất quan trọng trong việc điều trị và kiểm soát bệnh sỏi thận. Mong rằng với những gợi ý trên đây, người bệnh sỏi thận đã có một cái nhìn tổng thể về dinh dưỡng và xây dựng cho mình thực đơn ăn uống hằng ngày phù hợp nhất.

Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ

Khoa Ngoại thận – Tiết niệu – Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ

Hotline: 1800.888.989

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Facebook
Twitter

Có thể bạn quan tâm

Tải ứng dụng Hồ sơ sức khỏe

Kết nối với bác sĩ trực tuyến, xem hồ sơ sức khỏe trực tuyến

Đánh giá bài viết

5/5

Bài viết nổi bật