Tập huấn Đào tạo “Hướng dẫn về phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ theo Thông tư 51/2017/TT-BYT”.

Vừa qua, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ đã tổ chức chương trình tập huấn đào tạo “Hướng dẫn về phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ theo Thông tư 51/2017/TT-BYT về Hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành” cho các học viên là cán bộ các khoa: Liên chuyên khoa Mắt – Tai Mũi Họng – Răng Hàm Mặt, Thăm dò chức năng, Xạ trị & YHHN và Khoa Chẩn đoán hình ảnh.

Trong khuôn khổ chương trình, các học viên đã được TS.BS Hà Thị Bích Vân (Trưởng khoa Hồi sức tích cực – Chống độc); Điều dưỡng CKI Bùi Ngọc Dũng (Điều dưỡng Trưởng khoa Hồi sức tích cực – Chống độc) và Ths.Bs Trần Ngọc Anh (Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc) hướng dẫn các nội dung phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ theo Thông tư 51/2017/TT-BYT như: Cập nhật hướng dẫn nhận biết, chẩn đoán; Phân loại mức độ phản vệ, cấp cứu phản vệ theo từng mức độ,… đồng thời hướng dẫn thực hành xử trí bóp bóng, ép tim khi người bệnh ngưng thở…

Toàn cảnh chương trình tập huấn đào tạo
Toàn cảnh chương trình tập huấn đào tạo

Phản vệ là một phản ứng dị ứng, có thể xuất hiện ngay lập tức từ vài phút đến vài giờ sau khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên gây ra các bệnh cảnh lâm sàng khác nhau, có thể nghiêm trọng dẫn đến tử vong nhanh chóng.

Sốc phản vệ là mức độ nặng nhất của phản vệ gây ra giãn mạch toàn bộ hệ thống và co thắt phế quản gây tử vong trong vòng một vài phút.

TS. BS Hà Thị Bích Vân – Trưởng Khoa Hồi sức tích cực trình bày tại lớp tập huấn
TS. BS Hà Thị Bích Vân – Trưởng Khoa Hồi sức tích cực trình bày tại lớp tập huấn

Phản vệ trong Bệnh viện đòi hỏi phải có sẵn biện pháp cấp cứu nhanh chóng để xử lý ngay lập tức và tránh nguy cơ tử vong.

Một số nội dung chính được Tiến sĩ Bác sĩ Hà Thị Bích Vân – Trưởng Khoa Hồi sức tích cực trình bày tại lớp tập huấn:

  • Dự phòng phản vệ
  • Chẩn đoán và phân loại mức độ phản vệ (từ độ I – IV)
  • Hướng dẫn cấp cứu, xử trí phản vệ theo từng mức độ…
Điều dưỡng CKI Bùi Ngọc Dũng - Điều dưỡng trưởng khoa Hồi sức tích cực - Chống độc hướng dẫn các học viên thực hành cấp cứu sốc phản vệ
Điều dưỡng CKI Bùi Ngọc Dũng – Điều dưỡng trưởng khoa Hồi sức tích cực – Chống độc hướng dẫn các học viên thực hành cấp cứu sốc phản vệ

Trong Bệnh viện, có nhiều nguyên nhân có thể gây ra phản vệ, thường liên quan đến các loại thuốc, hóa chất, hoặc các chất tiếp xúc trong quá trình điều trị. Các nguyên nhân phổ biến bao gồm:

  1. Thuốc
  • Kháng sinh (như Penicillin, Cephalosporin): Là nhóm thuốc dễ gây phản vệ nhất.
  • Thuốc gây mê: Một số thuốc dùng trong quá trình phẫu thuật hoặc gây mê có thể gây ra phản vệ.
  • Thuốc giảm đau nhóm opioid: Morphine và các dẫn xuất khác có thể kích hoạt phản vệ ở một số người bệnh.
  • Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs): Ibuprofen, aspirin và các thuốc tương tự có thể gây phản vệ.
  • Thuốc cản quang: Được sử dụng trong các kỹ thuật chụp ảnh y khoa như CT scan, đôi khi có thể gây phản vệ.
  • Thuốc hóa trị: Một số thuốc điều trị ung thư có thể gây phản ứng dị ứng nghiêm trọng.
  • Thuốc tê tại chỗ: Lidocaine và các thuốc tê khác có thể gây phản vệ khi dùng trong phẫu thuật nhỏ hoặc nha khoa.
  1. Các sản phẩm sinh học và huyết thanh
  • Huyết thanh hoặc huyết tương từ người khác: Như truyền máu hoặc huyết tương có thể gây ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng.
  • Kháng thể đơn dòng: Dùng trong điều trị một số bệnh tự miễn hoặc ung thư có nguy cơ gây phản vệ.
  1. Côn trùng đốt hoặc vết cắn
  • Trong một số trường hợp, người bệnh bị côn trùng đốt hoặc cắn trong bệnh viện có thể phát triển phản vệ.
  1. Sản phẩm cao su (latex)
  • Dị ứng latex: Găng tay cao su, ống thông hoặc các thiết bị y tế khác làm từ cao su có thể gây phản ứng phản vệ ở những người dị ứng với latex.
  1. Chất kháng khuẩn và sát khuẩn
  • Một số sản phẩm dùng để khử trùng da (như Chlorhexidine) hoặc dụng cụ y tế có thể gây phản vệ ở người nhạy cảm.
  1. Thực phẩm hoặc chất dinh dưỡng đường tĩnh mạch
  • Dinh dưỡng truyền tĩnh mạch: Một số thành phần trong dung dịch dinh dưỡng có thể gây dị ứng.
  • Thực phẩm hoặc các sản phẩm chứa protein: Mặc dù ít gặp trong bệnh viện, nhưng thực phẩm hoặc các chất chứa protein có thể gây phản vệ, đặc biệt ở những người bệnh dị ứng với chúng.
  1. Hóa chất và các tác nhân môi trường
  • Một số người bệnh có thể phản ứng với các chất hóa học trong môi trường bệnh viện như thuốc khử trùng hoặc các hóa chất dùng trong quá trình điều trị.

Thông qua lớp tập huấn, các học viên đã được cập nhật những thông tin mới nhất, nâng cao kiến thức giúp nhận biết sớm các dấu hiệu phản vệ, chẩn đoán nhanh chóng, xử trí ban đầu đúng cách theo từng mức độ, đúng phác đồ theo quy định và đảm bảo an toàn cho người bệnh trong quá trình khám chữa bệnh tại Bệnh viện.

 Một số hình ảnh tại chương trình tập huấn:

a4 3 scaled

a5 4 scaled

a6 2 scaled

 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Facebook
Twitter

Có thể bạn quan tâm

Tải ứng dụng Hồ sơ sức khỏe

Kết nối với bác sĩ trực tuyến, xem hồ sơ sức khỏe trực tuyến

Đánh giá bài viết

5/5

Bài viết nổi bật