TỦ THUỐC GIA ĐÌNH VÀ 3 LỢI ÍCH MANG LẠI

Mỗi gia đình, nhất là những gia đình có người già và trẻ nhỏ cần trang bị một tủ thuốc để dự trữ một số loại thuốc và các dụng cụ y tế thông dụng, thiết yếu. Đây là việc làm cần thiết giúp xử lý nhanh những tình huống nguy cấp, giảm thiểu những rủi ro không đáng có.

Trong thời đại hiện nay, mọi người có thể dễ dàng tìm mua các loại thuốc không kê toa tại các nhà thuốc. Tuy nhiên, việc trang bị tủ thuốc gia đình, dự trữ thuốc và vật dụng y tế thông dụng trong gia đình là cần thiết trong một số tình huống. Vậy tủ thuốc gia đình cần có gì để bảo vệ bản thân và những người thân yêu tốt nhất?

Việc trang bị tủ thuốc gia đình với một số loại thuốc quan trọng, cần thiết cũng là cách bảo vệ, chăm sóc sức khỏe các thành viên trong gia đình
Việc trang bị tủ thuốc gia đình với một số loại thuốc quan trọng, cần thiết cũng là cách bảo vệ, chăm sóc sức khỏe các thành viên trong gia đình

1. Giải đáp “tủ thuốc gia đình cần có gì?”

Tủ thuốc gia đình chắc chắn không thể thiếu những loại thuốc cơ bản sau đây:

– Thuốc giảm đau, giảm sốt, giảm sưng viêm (non-Steroid), bao gồm các loại như Paracetamol, Tylenol, Aspirin… Mỗi loại thuốc có liều lượng, thành phần, mức độ công hiệu không hoàn toàn giống nhau. Không chỉ vậy, các hoạt chất như ibuprofen, acetaminophen có trong các loại thuốc này cũng là thành phần phổ biến trong thuốc ho, cảm, dị ứng… Bạn cần đọc kỹ nhãn thuốc trước khi dùng với các loại thuốc khác để tránh vô tình uống quá liều.

– Thuốc cảm, ho, siro ho có bán nhiều tại các nhà thuốc và khi mua không cần toa, nhưng chúng cũng có nhiều tác dụng phụ nên cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, đặc biệt là trước khi cho con trẻ hay thai phụ sử dụng.

– Dụng cụ y tế: Nhiệt kế là thứ nhất thiết cần có, để bạn kiểm tra và theo dõi nhiệt độ của các thành viên trong nhà khi bị sốt. Ống nhỏ giọt, thìa hoặc cốc đúng tiêu chuẩn để đo lường thuốc cũng rất cần thiết. Túi chườm nóng/lạnh giúp làm giảm cơn đau bụng, giảm sưng, hạ sốt. Ngoài ra bạn còn cần máy đo huyết áp, dụng cụ hút mũi, miếng dán hạ sốt, kéo sạch, nhíp…

– Dầu xanh và các loại kem, gel giúp giảm đau nhức (lưng, chân, vai…) như Salonpas để giảm thiểu những chấn thương do vận động gây ra.

– Các loại thuốc sát trùng và các thuốc mỡ kháng sinh để chống nhiễm trùng khi bị trầy xước cũng như để làm sạch các dụng cụ y tế khi cần dùng đến.

– Bông, băng, gạc, băng cá nhân nhiều kích cỡ cũng rất cần thiết để bạn lau chùi và che chắn vết thương của mình, tránh khói bụi, vi khuẩn bên ngoài.

– Thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi, nhỏ tai, nước muối sinh lý…

– Thuốc dị ứng, thuốc/kem bôi chữa bỏng.

– Kem/thuốc chữa và ngừa côn trùng đốt; Vaseline, thuốc mỡ giúp làm lành những vùng da, môi bị nứt nẻ hoặc để bôi một lớp mỏng ở mũi để giảm xót, giảm xước do việc dùng khăn giấy chùi khi bị cảm cúm sổ mũi (nhưng hãy bảo đảm đừng bôi vào trong mũi con).

– Các loại thuốc đường tiêu hóa (tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, khó tiêu…), than hoạt tính, oresol…

– Các loại thuốc riêng của từng thành viên được lưu trữ theo tiền sử bệnh của người đó (thuốc hen, xoang, cao huyết áp, thuốc chữa đau bụng kinh…) cũng như các loại thuốc mà từng thành viên đang phải sử dụng theo toa – các loại thuốc này nhất thiết cần được để ở ngăn riêng, trong hộp có dán tên thành viên đó.

– Dán hoặc treo cạnh tủ thuốc hướng dẫn xử trí trong những trường hợp khẩn cấp như bị bỏng, bị đột quỵ… Dán danh sách các số điện thoại khẩn cấp, số điện thoại của bệnh viện, bác sĩ gia đình để có thể gọi hỏi thông tin bất kỳ. Bạn cũng nên ghi cả địa chỉ và số điện thoại của chính mình để tránh trường hợp luống cuống không thể suy nghĩ cho rõ ràng.

  1. Cách chăm sóc tủ thuốc gia đình

Sau khi chuẩn bị tủ thuốc gia đình, bạn nên có kế hoạch kiểm tra định kỳ 3 tháng/lần để luôn chuẩn bị đầy đủ các loại thuốc cần thiết. Ngoài ra, việc kiểm kê thường xuyên còn giúp bạn loại bỏ những loại thuốc cũ, đã hết hạn sử dụng.

Đặc biệt, khi chăm sóc tủ thuốc gia đình, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Nên treo tủ thuốc gia đình ở nơi khô ráo, trên cao, ngoài tầm tay của trẻ. Bảo quản ở nơi mát mẻ, tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào cũng là điều rất quan trọng.
  • Dọn tủ thuốc mỗi tháng một lần để bỏ đi những sản phẩm quá hạn sử dụng cũng như thuốc đã dùng hết.
  • Dành một ngăn riêng để chứa thuốc của trẻ em, thuốc điều trị dành cho người bệnh lâu ngày.
  • Nên phân loại các sản phẩm theo công dụng chữa trị để bạn có thể dễ dàng tìm kiếm và sử dụng chúng khi cần.
  1. Những lưu ý khi sử dụng tủ thuốc gia đình 

Sức khỏe luôn là ưu tiên hàng đầu của tất cả mọi người. Tủ thuốc gia đình sẽ là bước đầu tiên giúp bảo vệ sức khoẻ của bạn và gia đình. Tuy nhiên, tủ thuốc gia đình chỉ dùng để chữa hoặc sơ cứu những triệu chứng bệnh vặt, chấn thương nhẹ ngoài ra chứ không thể thay thế việc điều trị lâu dài; khi có dấu hiệu lạ hoặc bạn đã uống thuốc một vài lần mà bệnh vẫn chưa thuyên giảm thì cần thăm khám bác sĩ và có liệu trình điều trị cụ thể.

Dịch vụ Chăm sóc sức khỏe tại nhà của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cam kết uy tín, tận tâm ,chuyên nghiệp hứa hẹn sẽ là địa địa chỉ thăm khám y tế tuyến tỉnh hàng đầu với đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao cùng các trang thiết bị máy móc hiện đại đáp ứng tốt nhu cầu thăm khám và điều trị cho nhiều bệnh lý khác nhau.

Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng truy cập qua đường link bài viết: https://kcbtainha.benhviendakhoatinhphutho.vn/ và tải ứng dựng BV ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ để theo dõi lịch khám của bạn.

Hãy để chúng tôi chăm sóc sức khỏe của bạn và gia đình

Để biết thêm thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ

Hotline: 1800.888.989

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Có thể bạn quan tâm

Tải ứng dụng Hồ sơ sức khỏe

Kết nối với bác sĩ trực tuyến, xem hồ sơ sức khỏe trực tuyến

Đánh giá bài viết

5/5

Dịch vụ Bệnh viện