Dự Phòng Viêm Phổi Hít Do Rối Loạn Nuốt

1. Nuốt là gì?

Là một hành động phức tạp với mục đích tống xuất thức ăn, chất lỏng, thuốc hay nước bọt từ miệng qua hầu và thực quản xuống dạ dày.

1 1636429147340700782740

2. Các giai đoạn của quá trình nuốt

Bao gồm 3 giai đoạn chính:

Các giai đoạn của quá trình nuốt - Rối loạn nuốt
Các giai đoạn của quá trình nuốt – Rối loạn nuốt

3. Rối loạn nuốt là gì

Rối loạn nuốt là một thuật ngữ y học dùng để nói về các khó khăn trong bất kì giai đoạn nào của quá trình nuốt.

4. Biểu hiện của rối loạn nuốt

  • Chảy nước dãi, rơi vãi thức ăn
  • Thức ăn trào ngược lên qua đường mũi
  • Tồn đọng thức ăn trong miệng sau khi nuốt
  • Ho trong và hoặc sau khi ăn, tằng hắng làm sạch họng
  • Thay đổi chất lượng giọng (giọng khàn, giọng ướt)
  • Thay đổi nhịp thở: thở gấp, ngưng thở sau ăn
  • Cảm giác tức nghẹn ở vùng cổ hoặc sau xương ức

5. Biến chứng của rối loạn nuốt

  • Hít sặc xảy ra do sự giảm vận động của các nhóm cơ vùng hầu họng và trì hoãn hoặc vắng mặt các phản xạ bảo vệ đường thở tại giai đoạn hầu dẫn đến tình trạng xâm nhập của thức ăn, chất lỏng vào trong khí, phế quản dẫn đến viêm phổi do hít sặc.
  •  Viêm phổi: gây nên do tình trạng hít sặc, có các biểu hiện:
    + Sốt hoặc có thể hạ thân nhiệt ở người già, sức đề kháng suy giảm
    + Ho, khạc đờm lọc xọc có màu vàng, xanh
    + Thở khò khè hoặc tiếng thở mạnh
    + Cảm giác đau, tức ngực nặng
  • Suy dinh dưỡng và mất nước: giảm cung cấp thức ăn và chất lỏng do giảm khả năng nhai, nuốt một cách chủ động. Do đó, ảnh hưởng đến khả năng hồi phục và kéo dài thời gian nằm viện, tăng chi phí chăm sóc.
  • Tăng tỉ lệ tử vong và giảm chất lượng cuộc sống.

6. Nguyên tắc đề phòng viêm phổi hít do rối loạn nuốt

  • Quan sát và phát hiện sớm các biểu hiện của rối loạn nuốt để kịp thời báo lại với nhân viên y tế
  • Tuân thủ cách cho ăn và tư thế ăn an toàn, vệ sinh răng miệng đúng cách
  • Phối hợp chặt chẽ với nhân viên y tế trong việc quản lý rối loạn nuốt.

7.Thực hiện tư thế ăn an toàn

  • Ngồi thẳng lưng, tạo một góc 90 độ so với mặt giường
  • Đối với những trường hợp đặc biệt, người bệnh có thể nằm đầu cao ít nhất một góc 30 độ so với mặt giường, lưng tựa vào phần đỡ của đầu giường.
  • Sau khi ăn xong nên để người bệnh ngồi thẳng hoặc nằm đầu cao thêm ít nhất 30 phút trước khi cho nằm trở lại để tránh trào ngược dạ dày-thực quản.

8. Cho ăn đúng cách

  • Tập trung trong khi ăn: môi trường xung quanh yên tĩnh, người bệnh và người chăm sóc hạn chế nói chuyện trong khi ăn.
  • Ăn bằng thìa, ăn từng thìa môt, thìa không quá lớn.
  • Tránh ăn đồ chan canh hoặc lẫn nước dùng.
  • Nhai kĩ và chậm rãi trước khi nuốt
  • Khuyến khích người bệnh tự dùng thìa xúc và trợ giúp nếu cần.
  • Đưa thìa ngang với mức môi dưới của người bệnh.
  • Người bệnh hơi cúi cằm trong khi nuốt, tránh ngửa cằm quá cao tăng nguy cơ hít sặc.
  • Khẳng định người bệnh tỉnh táo trong khi ăn, tránh tình trạng ý thức lơ mơ hoặc ngủ gà.
  • Đảm bảo chai dịch thức ăn cao hơn so với đầu giường của người bệnh.
  • Không để tốc độ nhỏ giọt hoặc bơm qua sonde quá nhanh gây tăng nguy cơ trào ngược dạ dày-thực quản.
  • Quan sát sắc mặt và nhịp thở của người bệnh trong khi ăn. Cần phải theo dõi các biểu hiện của hít sặc và suy hô hấp. Nếu có bất kì dấu hiệu nào dưới đây, hãy báo lại với nhân viên y tế.
    + Biểu hiện của hít sặc: giọng ướt, ho hoặc làm sạch họng trong/ sau khi ăn
    + Biểu hiện của suy hô hấp: tím tái, thở gấp, ngưng thở.
    Báo lại với nhân viên y tế ngay lập tức nếu người bệnh có bất kì biểu hiện nào của suy hô hấp

9.Vệ sinh răng miệng

  • Khoang miệng bẩn chính là ổ chứa vi khuẩn, là mối nguy hại cho chính người bệnh và nguy cơ viêm phổi hít
  • Vệ sinh răng miệng ít nhất 1 lần/ ngày bằng cách đánh răng hoặc lau bằng gạc ẩm có tẩm nước sát khuẩn hoặc nước muối.
  • Lau sạch các cung lợi má, kẽ răng và bề mặt lưỡi.

Bác sĩ Nguyễn Thị Khoa – Trung tâm Đột quỵ

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Facebook
Twitter

Có thể bạn quan tâm

Tải ứng dụng Hồ sơ sức khỏe

Kết nối với bác sĩ trực tuyến, xem hồ sơ sức khỏe trực tuyến

Đánh giá bài viết

5/5

Dịch vụ Bệnh viện