Xét nghiệm đường huyết tại nhà – 6 điều bạn cần biết

Xét nghiệm đường huyết (hay xét nghiệm đường máu) là việc định lượng Glucose có trong máu. Glucose là năng lượng chính trong cơ thể con người. Mục đích của xét nghiệm đường máu là để phát hiện và theo dõi bệnh tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 và tiểu đường thai kỳ.

Xét nghiệm đường huyết tại nhà – 6 điều bạn cần biết
Xét nghiệm đường huyết tại nhà – 6 điều bạn cần biết

Những ai nên xét nghiệm đường huyết tại nhà?

Các trường hợp dưới đây nên xét nghiệm đường huyết tại nhà vì nguy cơ mắc bệnh cao:

  • Người mắc các bệnh huyết áp, tim mạch, có kết quả xét nghiệm máu nồng độ chất béo trung tính cao.
  • Có người thân trong gia đình đã mắc bệnh tiểu đường.
  • Phụ nữ mang thai mắc hội chứng buồng trứng đa nang hoặc có biểu hiện tiểu đường thai kỳ.
  • Người thừa cân, béo phì, có chế độ ăn nhiều chất đường bột.
  • Người ít vận động, hút thuốc lá kéo dài, người bị căng thẳng thần kinh.
  • Người có triệu chứng của bệnh tiểu đường như: Thường xuyên mệt mỏi, khát nước, luôn có cảm giác đói và thèm ăn, tầm nhìn giảm, đi tiểu nhiều hơn bình thường.
Hướng dẫn xét nghiệm đường huyết tại nhà bằng máy đo đường huyết
Hướng dẫn xét nghiệm đường huyết tại nhà bằng máy đo đường huyết

Hướng dẫn xét nghiệm đường huyết tại nhà bằng máy đo đường huyết

Bạn cần có sẵn máy đo đường huyết tại nhà và biết cách lấy máu thử tiểu đường. Tiến hành kiểm tra ngẫu nhiên tại bất kỳ thời điểm nào trong ngày với các bước sau:

  • Rửa tay sạch bằng xà phòng, lau khô tay bằng khăn sạch.
  • Đặt vào bút chích kim chích máu sạch.
  • Lấy que thử khỏi hộp. Đóng nắp hộp ngay sau khi tháo que ra để tránh hơi nước làm ảnh hưởng.
  • Chuẩn bị máy đo đường huyết trong máu, làm theo hướng dẫn sử dụng trên máy.
  • Dùng bút chích chích vào phía bên cạnh đầu ngón tay, không nên chích vào đầu ngón tay vì gây ra cảm giác đau đớn sẽ không lấy đủ máu cho xét nghiệm.
  • Nhỏ một giọt máu vào đúng chỗ của que thử.
  • Làm theo hướng dẫn của máy đo để lấy kết quả. Một số máy đưa ra kết quả chỉ trong vài giây.
Bạn cần có sẵn máy đo đường huyết tại nhà
Bạn cần có sẵn máy đo đường huyết tại nhà

Hướng dẫn cách đọc kết quả xét nghiệm đường huyết

Chỉ số đường huyết trong mức bình thường của mỗi người sẽ khác nhau và thay đổi trong ngày. Cụ thể như sau:

Đối với người không mang thai mắc bệnh tiểu đường:

  • 70 mg/dl (3.9 mmol/l) – 130 mg/dl (7.2 mmol/l) trước bữa ăn
  • < 180 mg/dl (10 mmol/l) 1–2 giờ sau bữa ăn.

Đối với phụ nữ mang thai mắc tiểu đường thai kỳ:

  • 95 mg/dl (5.3 mmol/l) hoặc thấp hơn sau bữa ăn sáng.
  • ≤ 140 mg/dl (7.8 mmol/l) một giờ sau khi ăn, hay ≤ 120 mg/dl (6.7 mmol/l) hai giờ sau bữa ăn.

Nếu giá trị đường trong máu cao hơn những chỉ số trên thì báo động tình trạng bất thường.

Không chỉ riêng bệnh tiểu đường sẽ có nhiều bệnh lý làm thay đổi lượng đường trong máu. Vì vậy, bạn có thể trao đổi thêm với bác sĩ về kết quả xét nghiệm đường huyết của mình.

Nên xét nghiệm đường huyết lúc nào?

Đo đường huyết hay thử đường huyết lúc nào chính xác nhất là điều mà nhiều người bệnh cũng như người nhà người bệnh khi thực hiện test thử đường huyết tại nhà đều muốn biết. Theo khuyến cáo của Hiệp hội tiểu đường Mỹ, có 4 thời điểm để theo dõi lượng đường huyết trong cơ thể tốt nhất bao gồm:

  • Thời điểm sáng sớm khi vừa ngủ dậy: Lượng đường huyết lúc này sẽ dao động từ 5 – 7 mmol/L
  • Thời điểm trước ăn: Con số dao động từ 4 – 7 mmol/L
  • Thời điểm sau ăn 1-2 giờ: Khoảng 10mmol/L
  • Thời điểm trước khi đi ngủ: Dao động từ ~ 6 – 8 mmol/L

Tùy vào từng thời điểm, sự thuận tiện cho người thực hiện và người bệnh, có thể lựa chọn đo thử đường huyết tại nhà vào một trong những thời điểm trên hoặc nếu bạn có thời gian có thể đo nhiều hơn.

Xét nghiệm đường huyết tại nhà có thay thế xét nghiệm tại bệnh viện không?

Có nhiều cách kiểm tra tại nhà xem có bị tiểu đường không, những việc kiểm tra tiểu đường này không thể thay thế cho các xét nghiệm tại bệnh viện.

Nếu bạn đã tiến hành xét nghiệm tại nhà và có nguy cơ thì khi đến bệnh viện, bác sĩ sẽ tiến hành chỉ định thêm những xét nghiệm khác nhằm đưa ra kết quả chính xác.

Hơn nữa, thăm khám tại bệnh viện cũng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mức độ kiểm soát đường huyết của mình. Các bác sĩ cũng sẽ đưa ra những hướng dẫn về cách ổn định lượng glucose trong máu cũng như tần suất để bạn thực hiện biện pháp thử tiểu đường tại nhà.

Để có được kết quả khách quan nhất, các bác sĩ đưa ra lời khuyên là bạn không tập trung vào một ngón tay, mà nên đo luân phiên ở các đầu ngón tay. Đồng thời, phải tạo thói quen đo định kỳ chứ không tiến hành thử tiểu đường nhiều lần trong ngày. Thêm nữa, làm không đúng thao tác khi thử đường huyết tại nhà hoặc tái sử dụng que thử, kim lấy máu cũng sẽ làm kết quả bị sai.

Hệ thống máy xét nghiệm của Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ tự động, hiện đại
Hệ thống máy xét nghiệm của Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ tự động, hiện đại

Sử dụng dịch vụ xét nghiệm tại nhà của Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ

Mặc dù xét nghiệm đường huyết tại nhà rất tiện lợi, đơn giản, cho kết quả tương đối chính xác nhưng xét nghiệm này có thể không chính xác do nhiều yếu tố như cách thực hiện của người bệnh không đạt chuẩn, không đúng quy trình….  Do đó, tốt nhất bạn nên thực hiện xét nghiệm tiểu đường ở bệnh viện để có kết quả đảm bảo chính xác nhất.

Hiện Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ đã có dịch vụ xét nghiệm tại nhà, trả kết quả tận nơi rất tiện lợi, nhất là với người bận rộn, người già yếu hoặc trẻ nhỏ.

Nếu kết quả có vấn đề bất thường, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện thêm các xét nghiệm khác để xác định nguyên nhân, tình trạng cũng như biện pháp điều trị phù hợp. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ có hướng dẫn để bạn có thể kiểm soát tình trạng sức khỏe của bản thân tốt hơn.

Khi sử dụng dịch vụ xét nghiệm tại nhà của Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ bạn sẽ được nhân viên y tế chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm, thực hiện bài bản, đúng quy trình; với hệ thống máy xét nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO 15189:2012 đảm bảo cho kết quả nhanh chóng, chính xác.

Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ

Tổng đài chăm sóc khách hàng

Tel: 1800.888.989

Nguồn tham khảo: Blood sugar level

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Tags :

Facebook
Twitter

Có thể bạn quan tâm

Tải ứng dụng Hồ sơ sức khỏe

Kết nối với bác sĩ trực tuyến, xem hồ sơ sức khỏe trực tuyến

Đánh giá bài viết

5/5

Dịch vụ Bệnh viện