Bệnh đái tháo đường có nguy hiểm không? 5 điều bạn cần biết để phòng tránh

1. Bệnh đái tháo đường là bệnh gì?

Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng glucose huyết do khiếm khuyết về tiết insulin, tác động của insulin hoặc cả hai. Do tăng glucose mạn tính trong thời gian dài sẽ gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide, đồng thời gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim, mạch máu, thận, mắt và thần kinh.

Bệnh đái tháo đường là bệnh gì?
Bệnh đái tháo đường là bệnh gì?

2. Phân loại bệnh đái tháo đường?

Bệnh Đái tháo đường được phân làm 4 loại gồm:
– ĐTĐ Type 1: (Do phá hủy tế bào beta tụy, làm thiếu insulin tuyệt đối).
– ĐTĐ Type 2: (Do giảm chức năng của tế bào beta tụy tiến triển trên nền tảng đề kháng insulin).
– ĐTĐ thai kỳ: (Là Đái tháo đường được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ và không có bằng chứng về Đái tháo đường type 1, type 2 trước đó).
– ĐTĐ do các nguyên nhân khác như: Đái tháo đường sơ sinh hoặc đái tháo đường do sử dụng thuốc và hóa chất như sử dụng glucocorticoid, điều trị HIV/AIDS hoặc sau cấy ghép mô.

Bệnh đái tháo đường có mấy loại?
Bệnh đái tháo đường có mấy loại?

3.  Đái tháo đường có triệu chứng gì?

Các triệu chứng đái tháo đường sau đây thường gặp, tuy nhiên một số người mắc đái tháo đường type 2 có các triệu chứng nhẹ nên người bệnh không nhận biết được.
Đi tiểu nhiều lần trong ngày
Cảm thấy rất khát
Cảm thấy rất đói – ngay cả khi đang ăn
Rất Mệt mỏi
Nhìn mờ
Các vết thương hoặc vết loét lâu lành
Giảm cân – trong khi đang ăn nhiều hơn (đái tháo đường type 1)
Ngứa ran, đau, hoặc tê ở chân, tay (đái tháo đường type 2)

Khi có những triệu chứng của bệnh đái tháo đường cần đến các cơ sở y tế thăm khám.
Khi có những triệu chứng của bệnh đái tháo đường cần đến các cơ sở y tế thăm khám.

4. Các biến chứng của đái tháo đường?

– Biến chứng mạch máu: Tổn thương mạch máu do tăng lipid máu gây xơ vữa động mạch. Tổn thương mạch máu lớn gây ra nhồi máu cơ tim, tỉ lệ nhồi máu cơ tim ở người bệnh đái tháo đường rất cao, gây co thắt và hẹp các động mạch tứ chi, dẫn đến tắc mạch gây hoại tử. Tổn thương mạch máu nhỏ gây ra rối loạn chức năng ở một số cơ quan như thận, tiết niệu, võng mạc mắt, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến suy thận, mù lòa.
– Biến chứng não: Tắc mạch máu não, gây nhũn não hoặc xuất huyết não.
-Biến chứng hô hấp: Dễ gây viêm phổi, viêm phế quản do bội nhiễm vi khuẩn.
– Biến chứng tiêu hoá: Hay bị viêm quanh răng, viêm loét dạ dày, rối loạn các chức năng gan, tiêu chảy.
– Biến chứng thận, tiết niệu: Rối loạn chức năng thận và bàng quang, mà cụ thể là suy tiểu cầu thận, viêm bể thận cấp tính hoặc mạn tính.
-Biến chứng thần kinh: Có cảm giác đau, rát bỏng, cảm giác kiến bò ở các đầu chi (đau tăng về đêm, đi lại thì đỡ đau), teo cơ.
Biến chứng ở mắt: Tổn thương các mạch máu võng mạc mắt làm suy giảm thị lực. Đây là một triệu chứng rõ nhất hay gặp nhất ở người bệnh đái tháo đường.
-Biến chứng trên da: Ngứa ngoài da, thường hay bị mụn nhọt, lòng bàn tay, bàn chân có ánh vàng, xuất hiện các u màu vàng gây ngứa ở gam bàn tay, bàn chân, mông, nấm da, viêm mủ da.

5. Cách điều trị đái tháo đường?

Đái tháo đường là một trong những bệnh mạn tính và gây ra nhiều biến chứng. Do đó người bệnh cần bình tĩnh xắp xếp lại sinh hoạt, chế độ ăn uống và lối sống sao cho phù hợp với tình trạng bệnh. Người bệnh bị đái tháo đường nên sống tích cực hơn, tăng cường vận động, mỗi ngày nên dành thời gian đi bộ, tập thể dục, ngoài ra có thể chơi các môn thể thao phù hợp với sức khoẻ.
Bản chất của đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hoá, do đó người bị bệnh đái tháo đường cần có chế độ ăn uống hợp lý với tỉ lệ các chất dinh dưỡng đúng như phác đồ điều trị của bác sĩ. Kiêng ăn đường tự nhiên, các thức ăn quá ngọt, bỏ thuốc lá, hạn chế uống rượu bia và các đồ uống có cồn.
Khi thực hiện tốt hai biện pháp trên mà vẫn không ổn định được lượng glucose trong máu, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân dùng thuốc giảm glucose trong máu. Thuốc điều trị đái tháo đường có nhiều loại khác nhau, bác sĩ sẽ giúp người bệnh sử dụng loại thuốc thích hợp.

Người bệnh đái tháo đường cần có chế độ ăn hợp lý.
Người bệnh đái tháo đường cần có chế độ ăn hợp lý

Để biết thêm thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Trung tâm khám chữa bệnh chất lượng cao

Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ

Hotline: 1800 888 989 

Nguồn tham khảo: What is Diabetes?

 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Facebook
Twitter

Có thể bạn quan tâm

Tải ứng dụng Hồ sơ sức khỏe

Kết nối với bác sĩ trực tuyến, xem hồ sơ sức khỏe trực tuyến

Đánh giá bài viết

5/5

Bài viết nổi bật