Kịch tính cứu sống người bệnh ngộ độc thuốc diệt cỏ (Diquat)

Vừa qua, Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ tiếp nhận điều trị một ca ngộ độc thuốc diệt cỏ cháy Diquat. Đó là trường hợp người bệnh nữ, 25 tuổi, tiền sử khoẻ mạnh, đã uống khoảng 50ml thuốc diệt cỏ cháy GFAXONE (Diquat) do mâu thuẫn với gia đình nên người bệnh đã uống khoảng 50ml thuốc diệt cỏ cháy GFAXONE (Diquat).

Ngộ độc thuốc diệt cỏ
Ngộ độc thuốc diệt cỏ

Bệnh nhân trong tình trạng kích thích vật vã, buồn nôn, đau rát miệng họng vào Trung tâm y tế huyện được xử trí đặt ống nội khí quản, thở máy, rửa dạ dày, bơm than hoạt và chuyển đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ.

Nhận thấy đây là một trường hợp bệnh nhân nữ, trẻ tuổi cũng như nhận thức rõ mức độ độc tính của thuốc, nếu không làm sớm, kịp thời nguy cơ tử vong của bệnh nhân là rất cao. Ngay lập tức, tua trực đã nhận được sự chỉ đạo của TS. BS. Nguyễn Thị Thanh Mai, trưởng khoa Hồi sức tích cực – chống độc đã chạy đua với thời gian đã áp dụng các biện pháp như truyền dịch, lợi tiểu tích cực, ức chế miễn dịch bằng liệu pháp corticoid liều cao và chống oxy hóa bằng N-Acetylcystein truyền tĩnh mạch.

Đồng thời, Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc cũng đã áp dụng biện pháp mới rất có hiệu quả trong điều trị các trường hợp ngộ độc cấp, đó là lọc máu hấp phụ bằng quả lọc resin (quả lọc HA 230) để hấp phụ lọc bỏ thuốc diệt quả Diquat, kết hợp với lọc máu liên tục giải quyết tình trạng toan chuyển hóa, suy đa tạng do hậu quả Diquat. Sau 3 lần lọc máu tích cực, bệnh nhân đã được xét nghiệm máu và nước tiểu gửi xuống Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho kết quả đã trở về âm tính.

Người bệnh ngộ độc thuốc diệt cỏ điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc
Người bệnh ngộ độc thuốc diệt cỏ điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc

Sau 2 ngày điều trị bằng các biện pháp điều trị tích cực, đúng phác đồ, bệnh nhân tỉnh táo, được rút ống nội khí quản, đỡ buồn nôn, còn rát miệng họng. Sau 1 tuần điều trị, tình trạng của bệnh nhân có nhiều tiến triển tích cực, xét nghiệm chức năng các tạng trở về bình thường, đã được cho ra viện trong vòng tay của gia đình.

 

Người bệnh ổn định sau 1 tuần điều trị
Người bệnh ổn định sau 1 tuần điều trị

 

Theo TS. BS. Nguyễn Thị Thanh Mai, Diquat là một thuốc diệt cỏ có tính chất ngộ độc rất mạnh, quãng đường vận chuyển đến Bệnh viện tuyến trung ương xa, trước đây khi chưa có các biện pháp điều trị lọc máu hấp phụ và nhiều bệnh nhân không được lọc máu kịp thời, chất độc đã ngấm sâu vào các mô, cơ quan nên nguy cơ tử vong gần như 100%. Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ được trang bị nhiều máy móc, trang thiết bị hiện đại giúp điều trị nhiều bệnh nhân nặng, nguy kịch, là điểm đến tin cậy cho nhiều bệnh nhân trong tỉnh và các tỉnh lân cận.

Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ 

Hotline: 1800.888.989

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Facebook
Twitter

Có thể bạn quan tâm

Tải ứng dụng Hồ sơ sức khỏe

Kết nối với bác sĩ trực tuyến, xem hồ sơ sức khỏe trực tuyến

Đánh giá bài viết

5/5

Bài viết nổi bật