Té ngã là sự mất thăng bằng ngoài ý muốn khiến cho cơ thể bất ngờ rơi xuống mặt đất, sàn nhà, đó là một tai nạn bất ngờ và ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh như chấn thương, tăng chi phí điều trị, kéo dài thời gian nằm viện, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.
Nguyên nhân ngã ở người bệnh thường xảy ra do nhiều yếu tố, trong đó phổ biến là: Yếu cơ, mất thăng bằng, hạ huyết áp tư thế, suy giảm thị lực, … Ngoài ra các yếu tố từ môi trường sống như nhà tắm trơn trượt hoặc sàn không bằng phẳng, giường bệnh không có thanh chắn… Một yếu tố khác do tác dụng phụ của một số thuốc như: thuốc chống trầm cảm, chống loạn thần, thuốc ngủ, thuốc điều trị sa sút trí tuệ, parkinson… cũng là nguy cơ gây ngã cho người bệnh.
– Theo AHRQ (Hoa Kỳ):
+ 700,000 – 1,000,000 trường hợp té ngã trong Bệnh viện hàng năm.
+ Top 3 những nguyên nhân thường gặp trong Bệnh viện.
+ 1/3 tổng số trường hợp có thể phòng ngừa. – Theo Đại học Queensland (Australia):
+ Trong năm 2007-2008: 2,205 trường hợp té ngã (16% gây chấn thương nghiêm trọng).
– Theo NHS (UK):
+ Năm 2012: 209,000 trường hợp té ngã (61,000 trường hợp chịu hậu quả nặng nề)
+ Té ngã tiêu tốn mỗi năm 15 triệu bảng Anh. – Tại Việt Nam (Không có số liệu thống kê): Ước tính mỗi năm có 2,000,000 trường hợp té ngã trên 65 tuổi.
– Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ: Ban An toàn người bệnh và NVYT đã ghi nhận 15/99 sự cố năm 2023 do ngã chiếm 15,15% tổng các sự cố và đặc biệt đến thời điểm hiện tại trong năm 2024 Ban An toàn người bệnh và NVYT đã ghi nhận 02/8 sự cố do ngã chiếm 25% tổng số các sự cố. Các sự cố do ngã được ghi nhận tại Bệnh viện chủ yếu do bệnh lý và trơn trượt tại các khu vực nhà vệ sinh.
Vì vậy, Ban An toàn người bệnh và nhân viên y tế đưa ra khuyến cáo phòng ngừa té ngã cho người bệnh như sau:
Xem văn bản tại đây:
signed-signed-khuyen cao so 02 - phong ngua te nga cho nb noi tru